Ảnh hưởng và điều trị suy giáp khi mang thai.

0
61
Theo thống kê có khoảng 3-4% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, trong đó chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Việt Nam nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở các khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao.Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.

Suy giáp là tình trạng bệnh lý tuyến giáp, thường xảy ra trên phụ nữ trong tuổi sinh sản. Do vậy, suy giáp có thể gặp trên phụ nữ có thai. Trong suy giáp biểu hiện bởi sự giảm tổng hợp các hormone giáp do giảm chức năng tuyến giáp.

 

Ảnh hưởng của suy giáp khi mang thai

 

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp. Hormone tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan… cũng như sự phát triển của não bộ. Do vậy, thiếu hormone trong thời gian này gây biến chứng rất nặng nề.

 

suy giáp, bệnh lý tuyến giáp, hoóc-môn giáp, bình giáp, tiền sản giật, bướu cổ, hormone FT4 và TSH

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Khi mẹ bị suy giáp tác động lên thai nhi có thể gây chết lưu trong tử cung hay có dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Một số trẻ sinh ra cũng chậm phát triển tâm thần và thể chất, đần độn, kém hoạt động, chậm phát triển trí tuệ.

 

Người mẹ bị suy giáp khi mang thai có thể gây ra thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, nhau bong non, thai nhi chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai, với tần suất 20 – 30%. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bị suy giáp được theo dõi và điều trị đầy đủ thuốc, bé sinh ra hoàn toàn bình thường.

 

Điều trị

 

Việc điều trị suy giáp tùy theo nguyên nhân. Với trường hợp suy giáp do tai biến dùng thuốc kháng giáp thì suy giáp có thể hồi phục khi ngưng thuốc. Đa số suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormone giáp. Phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và tiết kiệm nhiều chi phí.

 

suy giáp, bệnh lý tuyến giáp, hoóc-môn giáp, bình giáp, tiền sản giật, bướu cổ, hormone FT4 và TSH

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Trước khi có thai, hoặc trong thai kỳ cần kiểm tra chức năng tuyến giáp, nếu có dấu hiệu suy giáp thì cần điều trị cho tuyến giáp trở về trạng thái bình thường (bình giáp). Bình giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin). Cứ mỗi 6 – 8 tuần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp một lần (bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH). Nếu có thay đổi liều thuốc thì sau 4 tuần phải kiểm tra lại chức năng tuyến giáp. Sau khi kiểm tra cần điều chỉnh thuốc để nồng độ FT4 và TSH trở lại mức cân bằng. Ngay sau khi sinh, sản phụ nên quay lại liều dùng thuốc như trước khi có thai.

 

Nếu bà mẹ khi mang thai bị suy giáp mà không điều trị thì trẻ sinh ra có thể bị suy giáp. Trẻ sinh ra cần điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau khi sinh. Cách điều trị này thường cho hiệu quả khá: tuyến giáp hồi phục trở lại, trẻ lớn lên bình thường về thể chất và tinh thần.

 

Phòng ngừa suy giáp trong thai kỳ

 

Cần tầm soát hết các bệnh lý đi kèm trước khi có thai, đặc biệt là kiểm tra bướu cổ, làm xét nghiệm máu các hormone FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp… cần có sự bình ổn hormone giáp trên lâm sàng.

 

suy giáp, bệnh lý tuyến giáp, hoóc-môn giáp, bình giáp, tiền sản giật, bướu cổ, hormone FT4 và TSH

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Một chế độ ăn giàu iốd như các loại hải sản (tôm, cua, cá, ghẹ…), rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm (rau dền, rau đay, mồng tơi…), trái cây tươi, thịt và sữa… cũng giúp phòng ngừa bệnh suy giáp. Iốd thiếu sẽ không cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất nội tiết tố giáp, gây ra suy giáp.

 

Suy giáp khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Khi có thai, thai phụ cần đi khám thai ngay và thông báo cho bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết được biết để có kế hoạch điều trị thuốc suy giáp. Tuân thủ liều dùng thuốc điều trị trong suốt thời gian mang thai, kết hợp dinh dưỡng đầy đủ có thể khắc phục được tình trạng này.

Theo NTD

Ảnh hưởng và điều trị suy giáp khi mang thai.

 

Theo NTD