Tác hại của mất ngủ với phụ nữ mang thai

0
36
Rất nhiều phụ nữ bị mất ngủ trong giai đoạn mang thai. Thời gian và chất lượng giấc ngủ không tốt của phụ nữ khi mang thai có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển hệ thống miễn dịch bình thường ở trẻ, dẫn đến tình trạng sinh thiếu cân nặng và những hậu quả khác ở trẻ sơ sinh.
Rất nhiều phụ nữ bị mất ngủ trong giai đoạn mang thai. Thời gian và chất lượng giấc ngủ không tốt của phụ nữ khi mang thai có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển hệ thống miễn dịch bình thường ở trẻ, dẫn đến tình trạng sinh thiếu cân nặng và những hậu quả khác ở trẻ sơ sinh.

 

Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai

 

– Do tăng lượng ure: Thận phải làm việc thêm 30% – 50% trong suốt quá trình mang bầu kết quả là lượng urê tăng vọt. Hơn nữa dạ con ngày một lớn và chèn ép lên bàng quang khiến khó chịu và phải đi tiểu khá thường xuyên. Khi con càng năng động thì càng phá bĩnh giấc ngủ của mẹ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Thiếu vitamin nhóm B: Thiếu các vitamin B cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.

 

– Giảm đường huyết: Nếu đường huyết xuống thấp giữa đêm, có thể thức giấc do đói hoặc buồn nôn.

 

– Đau lưng, hông, nhức chân: Lưng và chân của mẹ bầu ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé. Mặt khác cơ thể tiết ra chất leraxin để chuẩn bị cho quá trình sinh con nhưng cũng làm cho

 

– Ợ hơi và táo bón: Nhiều phụ nữ bị ợ hơi khi dạ dày bị bào thai dồn lên phía trên. Thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn gây ra táo bón.

 

– Ác mộng: Nhiều phụ nữ bị ác mộng trong suốt quá trình mang thai. Stress cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi mang thai mẹ bầu thường phải lo lắng nhiều hơn.

 

Ảnh hưởng của mất ngủ trong giai đoạn mang thai

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Phụ nữ bị trầm cảm và mất ngủ có nguy cơ lớn nhất trong quá trình sinh nở;

 

– Cytokine nhiều khả năng là cơ chế sinh học gây ra hiện tượng này, đặc biệt là liên quan đến sinh non;

 

– Bất kỳ sự thay đổi trong khả năng miễn dịch, chẳng hạn như mất ngủ và trầm cảm có thể tạo tiền đề làm tăng nguy cơ gây hậu quả bất lợi;

 

– Ở tuần thứ 20, phụ nữ mang thai bị trầm cảm có nồng độ cytokine cao hơn so với phụ nữ không bị trầm cảm;

 

– Ở tuần 30 của thai kỳ, sự khác biệt về nồng độ cytokine ở phụ nữ bị trầm cảm và không trầm cảm là không đáng kể, có thể bởi vì khi mang thai càng lâu thì mức độ các cytokine thường tăng.

 

Cách khắc phục

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, tăng cường rau xanh và hoa quả, đảm bảo đủ lượng nước ít nhất 2 lít/ ngày.

 

– Chế độ luyện tập: Có phương pháp tập luyện bằng các động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yaga

 

– Chế độ nghỉ ngơi: Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
                                                                                        
– Tư thế nằm ngủ: Tư thế nằm ngủ thoải mái, nên nằm nghiêng về bên trái là là tư thế hợp lý nhất cho phụ nữ mang thai.                    

 

Mất ngủ là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến các bà mẹ lo lắng và mệt mỏi. Mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu biết cách khắc phục, thai phụ hoàn toàn có thể kiểm soát giấc ngủ của mình

Theo NTD

Tác hại của mất ngủ với phụ nữ mang thai

 

Theo NTD