Việc sinh con dưới nước không hề đơn giản bởi ở trong môi trường nước, bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện các thao tác đỡ đẻ.
Theo thời gian, ký ức về khoảng thời gian vượt cạn sẽ phai mờ dần. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều bà mẹ tương lai muốn có một nhiếp ảnh gia để ghi lại khoảnh khắc diệu kỳ ấy.
Heidy Norel – một bà mẹ trẻ đã quyết định chọn hình thức sinh con dưới nước và đồng thời cũng đồng ý cho một nhiếp ảnh gia được vào phòng sinh để ghi lại khoảnh khắc vượt cạn đầy đau đớn nhưng cũng rất hạnh phúc của mình.
Tuy đã trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu nhưng phương pháp sinh con dưới nước hiện vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Từ năm 1983, vấn đề sinh con dưới nước được đặt ra một cách chính thức khi một bệnh viện của Pháp tiến hành nghiên cứu về phương pháp sinh con này. Từ đó đến nay, sinh con dưới nước dần dần đã được coi là phương pháp sinh tự nhiên tại nhiều nước châu Âu.
Nhiều người sẽ lo lắng tự hỏi sinh ra dưới nước liệu bé có bị sặc hay ngạt nước không? Câu trả lời là không, bởi thực tế khi ở trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc trong nước ối. Trong quá trình sinh, thai nhi di chuyển trong môi trường nước ối sang nước trong bồn sinh nên bé không bị “shock” khi thay đổi môi trường sống đột ngột và đặc biệt không bị sặc nước.
Nước dùng trong bồn sinh cần phải là nước vô trùng có thành phần, nhiệt độ tương tự như nước ối. Nếu nước quá nhiệt độ, mẹ bé sẽ cảm thấy quá nóng và nhịp tim của bé sẽ tăng lên đột ngột. Khi được đẩy từ bụng mẹ ra môi trường nước, bé vẫn được cung cấp oxy từ mẹ qua dây rốn. Khi được đưa lên khỏi mặt nước, phổi của bé sẽ thực hiện chức năng hô hấp của nó, giúp bé thở trong không khí lần đầu tiên.
Lần đầu tiên được 3 thành viên trong gia đình được gặp mặt nhau.
Ánh mắt hạnh phúc của người mẹ khi được ngắm nhìn và ôm con trong vòng tay.
Bác sĩ tiến hành cắt dây rốn…
Bữa ăn đầu tiên trong đời.
Niềm hạnh phúc trên gương mặt người bố trẻ khi ngắm nhìn con.
T.T.T
Những hình ảnh kỳ diệu của một ca sinh con dưới nước