Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong thai kỳ với các mẹ bầu bị bệnh về tuyến giáp

0
186
Bệnh lý tuyến giáp là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng trong thai kỳ, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh của mẹ và sức khỏe thai nhi. Chỉ số TSH có giá trị quan trọng trong việc điều trị bệnh tốt hơn tránh các biến chứng thai kỳ.

 

Xét nghiệm TSH là gì?

 

TSH là hormon do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra. Nhiệm vụ của TSH là điều hòa sự bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp. Mặc dầu nồng độ của TSH trong máu ở mức cực thấp, nhưng vai trò duy trì và điều hoà hoạt động tuyến giáp một cách bình thường của TSH rất quan trọng. Sự phóng thích của TSH được điều hoà bởi TSH Releasing Hormone (TRH), một hormone được sinh ra từ vùng dưới đồi.

 

Nồng độ của TSH và TRH có liên quan thuận nghịch đến nồng độ các nội tiết tố của tuyến giáp. Khi nồng độ các nội tiết tố của tuyến giáp trong máu ở mức cao, vùng dưới đồi sẽ xuất tiết ít TRH, và vì  thế tuyến yên cũng xuất tiết ít TSH. Diễn biến sẽ ngược lại trong trường hợp lượng nội tiết tố của tuyến giáp giảm thấp trong máu. Tiến trình này được xem là cơ chế phản hồi âm tính và cơ chế này sẽ điều hoà ở mức hợp lý nồng độ các nội tiết tố trong máu.

 

xét nghiệm tsh, thai kỳ, tuyến giáp, thai nhi, cường giáp, suy giáp, bệnh tự miễn, mang thai,

Nguồn ảnh: Internet.

 

TSH là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt trong bệnh Basedow. Có thể nói xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán và theo dõi bệnh là TSH chứ không phải T3 hay T4.

 

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong bệnh cường giáp

 

Cường giáp trên bà  mẹ mang thai nếu không kiểm soát tốt có thể gây nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cao, tăng nhịp tim thai, thai lưu, dị tật thai nhi… Đó chính là một nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao phải bắt buộc điều trị và kiểm soát được tình trạng cường giáp ở người mẹ.

 

Bệnh có xu hướng nặng lên vào ba tháng đầu mang thai và giảm dần vào ba tháng cuối thai kỳ, vì vậy việc xét nghiệm chỉ số TSH trong suốt quá trình mang thai định kỳ hàng tháng là cách để theo dõi tình trạng bệnh cường giáp của mẹ, nhằm lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp tránh biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

 

Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.

 

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong bệnh suy giáp

 

Người mẹ bị suy giáp khi mang thai có thể gây ra thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, nhau bong non, thai nhi chậm phát triển trong tử cung, suy dinh dưỡng bào thai, với tần suất 20 – 30%. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bị suy giáp được theo dõi và điều trị đầy đủ thuốc, bé sinh ra hoàn toàn bình thường. Đó là lí do xét nghiệm chỉ số TSH trong suy giáp với thai kỳ rất quan trọng.

 

xét nghiệm tsh, thai kỳ, tuyến giáp, thai nhi, cường giáp, suy giáp, bệnh tự miễn, mang thai,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Xét nghiệm đáng tin cậy nhất của suy giáp trên bà mẹ mang thai là TSH tăng cao, nồng độ FT4 bình thường hoặc giảm.

 

Thai kỳ có thể làm thoái triển các bệnh lý tự miễn của tuyến giáp ở người mẹ mang thai với khuynh hướng tái phát sau sinh. Một số ghi nhận sự giảm hiệu giá các kháng thể đến mức không đo được trong thai kỳ cùng với sự giảm thể tích tuyến giáp và nồng độ TSH.

 

Vì vậy việc kiểm tra định kỳ chỉ số TSH trong suốt thai kỳ và điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị giúp cho chỉ số TSH dần trở lại giới hạn bình thường.

 

 

Các bệnh lý về tuyến giáp có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai  nhi, vì vậy việc theo dõi định kỳ trong quá trình điều trị qua chỉ số xét nghiệm đặc hiệu TSH là rất quan trọng giúp ổn định bệnh và ngăn ngừa biến chứng do bệnh đem lại.

 

Theo NTD

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong thai kỳ với các mẹ bầu bị bệnh về tuyến giáp

 

Theo NTD