Xét nghiệm nội tiết nữ

0
190
Hoạt động sinh sản của phụ nữ là hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục . Đó là hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Do vậy, để khám và điều trị đối với bệnh nhân nữ vô sinh thì việc thăm khám toàn diện lâm sàng và cận lâm sang là một điều không thể thiếu. Trong đó, định lượng nồng độ các hormon cơ bản cung cấp những thông tin quan trọng trong bước đầu chẩn đoán và thăm dò nội tiết sinh sản, các xét nghiệm đó là: GnRH vùng dưới đồi ,FSH, LH, Prolactin của tuyến yên, Estradiol, Progesterone, Testosteron

Hoạt động sinh sản của phụ nữ là hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục . Đó là hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Do vậy, để khám và điều trị đối với bệnh nhân nữ vô sinh thì việc thăm khám toàn diện lâm sàng và cận lâm sang là một điều không thể thiếu. Trong đó, định lượng nồng độ các hormon cơ bản cung cấp những thông tin quan trọng trong bước đầu chẩn đoán và thăm dò nội tiết sinh sản, các xét nghiệm đó là: GnRH vùng dưới đồi ,FSH, LH, Prolactin của tuyến yên, Estradiol, Progesterone, Testosteron

Chỉ định

Trong chẩn đoán và điều trị vô sinh, xét nghiệm nội tiết rất quan trọng và không thể thiếu trong các trường hợp sau:
 

Định lượng FSH, LH, E2:

– Vô kinh tiên phát hoặc thứ phát.
 

– Phụ nữ có chu kinh không đều hoặc chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

 

– Phụ nữ trên 35 tuổi.
 

– Các trường hợp làm TTTON, xin trứng, cho trứng.

 

– Phụ nữ đã có kích thích buồng trứng nhiều lần, nhiều năm cần phải xét nghiệm xem buồng trứng còn hoạt động tốt không.
 

– Định lượng FSH, LH, E2 , : Phụ nữ rậm lông, béo phì, tăng cân, chu kinh không đều, kéo dài hoặc vô kinh.
 

Định lượng Prolactin máu: Ngực tiết sữa bất thường

 

Các nội tiết nữ cơ bản
 

GnRH
 

Không định lượng được GnRH ở ngoại biên. Nhưng trong một số trường hợp vô kinh có FSH, LH đều thấp, tiến hành điều trị thử bằng GnRHa liều thấp, định lượng lại thấy FSH và LH tăng lên thì có thể là do vùng dưới đồi đã suy, không tiết được GnRH.
 

FSH
 

Được tiết ra từ tuyến yên, có tác dụng kích thích nang noãn phát triển.
 

Việc định lượng FSH được tiến hành khi có nghi ngờ các , suy buồng trứng nguyên phát, suy buông trứng sớm (mãn kinh sớm), suy tuyến yên.

Thời gian làm XN:

– Từ ngày 2 – 4 của vòng kinh, do đầu chu kỳ FSH  ở nồng độ cơ bản của cơ thể góp phần đánh giá hoạt động của buồng trứng (nồng độ FSH tương đối hằng định)  nên xét nghiệm FSH vào thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác.
 

Giá trị bình thường                     FSH (mIU/ ml)
Pha nang noãn sớm                         0.2  – 10
Thời kỳ rụng trứng                          10 – 23
Pha hoàng thể                                  1.5 – 9
Mãn kinh                                         30 – 140
 

– Đỉnh FSH có ở những ngày phóng noãn, có thể lên tới 10 – 23 mIU/ ml. Nếu xét nghiệm FSH vào những ngày này mà nhỏ hơn 10 mIU/ ml thì có thể xem tuyến yên kém chế tiết hormon hướng sinh dục.
 

– Nếu FSH đầu chu kỳ thường xuyên cao hơn 30 mUI/ ml  thì coi như suy buồng trứng nên tăng cường hoạt động.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

LH: LH cùng với FSH được tạo ra từ tuyến yên dưới sự điều khiển của GnRH vùng dưới đồi.
 

Mục đích:

– Định lượng nồng độ LH là một việc làm thiết yếu xác định thời điểm rụng trứng , thời điểm thụ tinh, và có thể chẩn đoán được sự rối loạn về trục dưới đồi -tuyến yên, xác định thời điểm giao hợp tốt nhất và thụ tinh nhân tạo (do LH tăng trước khi rụng trứng). Mặt khác, việc định lượng  LH ở nữ còn mang lại lợi ích trong việc chẩn đoán các hiện tượng vô kinh, mãn  kinh, vòng kinh không rụng trứng, hội trứng PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), suy vùng dưới đồi.

– Thời gian định lượng: Để phát hiện đỉnh LH, ta định lượng LH máu bắt đầu từ ngày thứ 11 của chu kỳ,  làm  liên tiếp trong 3 ngày vào một giờ nhất định.  Xét nghiệm mỗi ngày, cùng thời điểm (6 giờ sáng). Khi nồng độ LH bắt đầu tăng đạt đến giá trị 20UI/ l , việc định lượng LH mỗi 12 giờ để phát hiện đỉnh.
 

Nồng độ đỉnh LH lúc phóng noãn khoảng 40-80 IU/l và kéo dài ít nhất 17 giờ (giúp noãn trưởng thành).

Giá trị bình thường:          LH (mIU/ ml)
Pha nang noãn:                     1 – 18
Giữa chu kỳ:                         24 – 105
Pha hoàng thể:                      0,4 – 20
Mãn kinh:                             15 –  62

– Nồng độ LH nói chung gần như thấp suốt chu kỳ, chỉ có đỉnh cao nhất trước phóng noãn 1 – 2 ngày với trị số từ 17 – 80 mUI/ ml. Nếu nồng độ LH ở giữa chu kỳ < 10 mUI/ ml thì coi như không có đỉnh LH để kích thích phóng noãn.
 

– Nồng độ LH  > 20 mUI/ ml ở đầu chu kỳ có thể là suy buồng trứng.
 

– Khi LH  > 10 mUI/ ml và tỉ lệ LH/ FSH > 2 là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang.
 

– Có thể đánh giá khả năng chế tiết FSH, LH của tuyến yên bằng cách truyền GnRHa theo nhịp mỗi giờ rồi định lượng lại FSH, LH. Nếu tăng chứng tỏ tuyến yên còn hoạt động.
 

Estradiol(E2)

 

Estradiol được tạo ra từ buồng trứng và nhau thai. Nồng độ E2  thấp nhất lúc có kinh và trong pha nang noãn sớm, sau đó tăng lên trong pha nang noãn muộn trước khi xuất hiện LH.

 

Khi có đỉnh LH, E2 bắt đầu giảm trước khi tăng trở lại trong giai đoạn hoàng thể. Nồng độ E2 ở các đỉnh nói trên vào khoảng 125 – 500 pg/ ml, ở những ngày khác thấp hơn, nhưng nếu thấp hơn 50 pg/ ml thì coi như buồng trứng kém hoạt động.

 

Thời điểm làm

– Trong các chu kỳ không có kính thích buồng trứng thì viêc định lượng E2 thường làm vào N2 – 4 khi có nghi ngờ về các dấu hiệu như : không phóng noãn,  vô kinh, rối loạn  kinh nguyệt, mãn kinh vì hàm lượng nội tiết đầu chu kỳ phản ánh nội tiết cơ bản của cơ thể nên ta dễ nhận thấy những dấu hiệu bất thường hơn, ví dụ: nếu nồng độ E2 không xác định được vào ngày này, đó là dấu hiệu của sự mãn kinh sớm.
 

– Ở những chu kỳ có kích thích buồng trứng để khẳng định một cách chắc chắn chỉ có 1 nang noãn phát triển trong sự đáp ứng của thuốc kích thích nên tiến hành đo 1 vài lần nồng độ E2 ( máu hoặc nước tiểu ) vào N8, 10, 12  của .

Chỉ số bình thường:              E2 (pg/ ml)
Pha nang noãn.                       39 – 189
Giữa chu kỳ.                            94 – 508
Pha hoàng thể.                         48 – 309
Mãn kinh.                                  < 50

Progetsteron.
 

Pha hoàng thể:  7,9 – 92,2 nmol/ l
 

Là 1 hormone do hoàng thể tiết ra sau khi có sự phóng noãn xảy ra.
 

Mục đích đo nồng độ Progesterone là xác định có phóng  noãn hay không dù là phóng noãn tự nhiên hay dùng thuốc.
 

Thời điểm làm xét nghiệm

–    Đo vào ngày 21 của chu kỳ kinh 28 ngày (1 tuần sau phóng noãn). Nếu trên 30 nmol/ l là gợí ý có phóng noãn. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán rụng trứng. Nếu Progesterone < 10 nmol/ l thì có thể coi như không có rụng trứng.
 

– Giá trị bình thường: Pha nang noãn:  0,6 – 3,8 nmol/ l

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

 

– Là 1 Steroid có 19 cacbon, ở nam nó được tiết ra từ tế bào leydigs của tinh hoàn. Ở nữ 50% được tạo ra từ máu ngoại vi, 25% từ buồng trứng và 25% được tạo ra từ tuyến thượng thận. Testosteron góp phần tạo ra các đặc tính sinh dục thứ phát.
 

– Ở nữ, định lượng testosterone máu khi trên lâm sàng có các dấu hiệu như : rậm lông, trứng cá, béo phì. Testosteron huyết thanh tăng giúp thêm cho chẩn đoán PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), nhất là khi nồng độ rất cao nằm trong ngưỡng của nam giới. Ngoài ra nó còn gợi ý sự tồn tại của 1 dạng u hiếm gặp của buồng trứng hay võ thượng thận làm tăng tiết androgen
 

– Thời điểm làm XN: Có thể làm bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt.

Prolactin
 

– Là 1 chuỗi polypeptid do thuỳ trước tuyến yên tiết ra chịu trách nhiệm sản xuất sữa và gây vô kinh.
 

– Prolactin được tiết ra với số lượng lớn khi có thai và cho con bú. Đôi khi nó được tiết ra với  khối lượng lớn vào những thời điểm không thích hợp, điều đó cũng gây nên mất kinh.
 

– Xét nghiệm này được làm khi thấy có dấu hiệu chảy sữa ở ngực, và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào của vòng kinh.
 

– Khi Prolactin cao sẽ gây ức chế giải phóng GnRH do vậy mà tuyến yên không chế tiết FSH, LH  nên không có sự phát triển nang noãn, không có kinh.
 

– Prolactin cao trong các trường hợp sau: mang thai, kích thích vú, stress, rối loạn chuyển hoá estrogen, progesterone, androgen, dùng thuốc gây nghiện heroin, an thần, thiểu năng giáp, u lành tiết prolactin…
 

– Bình thường nồng độ trong máu 30 ng/ ml thì có tăng tiết Prolactin, đặc biệt nếu > 100 ng/ ml thì ngoài những nguyên nhân kể trên phải nghi ngờ có u tuyến yên.
 

– Việc lấy máu định lượng Prolactin cũng cần phải lưu ý, vì Prolactin dễ tăng khi bệnh nhân bị kích thích, cần bỏ 2 ml máu lúc đầu khi chọc kim vào, vài ml máu sau mới đem xét nghiệm.

 

Xét nghiệm nội tiết là một xét nghiệm quan trọng được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài ra xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát. Đây là một xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở nữ

Theo NTD

Xét nghiệm nội tiết nữ

 

Theo NTD