Tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán tế bào ung thư cổ tử cung sớm- Pap smear

0
92
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ hiện nay. Tuy nhiên hiện nay đã có thể phát hiện các tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear. Xét nghiệm này được áp dụng cho phụ nữ đã có quan hệ tình dục, được lây bằng một que gỗ nhỏ (que Ayre) sau đó phết ra lame kính, cố định bằng cồn và ete rồi xét nghiệm soi trên kinh hiển vi

Tổng quan

– Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ hiện nay. Vẫn còn rất ít người biết rằng đây là ung thư có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp không hề phức tạp như tiêm ngừa để phòng tránh virus gây bệnh và khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo định kỳ.

– UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường tấn công vào phụ nữ ở 35-40 tuổi trở lên. Với phụ nữ ngày nay, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời, bởi đây là độ tuổi mà chị em phụ nữ đảm nhiệm nhiều thiên chức lớn lao, họ đã làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc chính cho gia đình, đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Tìm hiểu về xét nghiệm Pap smear

– Phương pháp Pap smear đã được thực hiện trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua, là phương pháp thường quy trong sàng lọc định kỳ cho phụ nữ ở các nước phát triển, góp phần giảm tới 70-80% ca UTCTC  tại các nước này từ những năm 1960.

– Pap smear (tức là xét nghiệm Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Mục đích của việc này là để phát hiện ung thư cổ tử cung- một bệnh lý ác tính rất thường gặp ở phụ nữ, nhất là ở các nước đang phát triển.

– Đây là một xét nghiệm đơn giản, thường được thực hiện ở các phòng khám phụ khoa, và là bước đầu tiên trong bộ ba xét nghiệm dùng để tầm soát đồng thời cũng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung

– Cách đọc kết quả một xét mẫu tế bào cổ tử cung cũng khá phức tạp với một số phân loại khác nhau.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Đối tượng làm xét nghiệm

Xét nghiệm Pap là một phần của chăm sóc sức khỏe định kỳ, áp dụng ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục, bắt đầu từ độ tuổi 21

Những phụ nữ đã mãn kinh vẫn còn cần xét ​​nghiệm Pap thường xuyên.

Nên làm xét nghiệm Pap smear như sau:

– Bắt đầu ở tuổi 21, nên thử nghiệm Pap mỗi 2 năm .

– Nếu phụ từ 30 tuổi trở lên và đã có 3 xét nghiệm Pap bình thường trong 3 năm liên tiếp -> xét nghiệm Pap mỗi 3 năm tiếp theo.

–  Nếu phụ nữ trên 65 tuổi, hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn có thể có xét nghiệm Pap, có thể dừng lại sau khi ít nhất 3 xét nghiệm Pap bình thường và không có kết quả bất thường trong 10 năm qua.

Điều kiện làm xét nghiệm

– Bệnh nhân không đặt thuốc âm đạo, không giao hợp, không thụt rửa âm đạo trong 24-48 giờ trước đó.

– Không làm khi có tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung nặng, cấp tính, hoặc khi có tình trạng xuất huyết âm đạo, tử cung.

– Làm trong lúc không hành kinh (tốt nhất là làm vào ngày thứ 15-20 của chu kỳ kinh nguyệt.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

Cách tiến hành

– Bệnh nhân nằm trong tư thế  phụ khoa (bệnh nhân nằm ngửa, gối gập, hai chân dang rộng, thả lỏng người)

– Đặt mỏ vịt để mở rộng âm đạo.

– Dùng một que nhỏ bằng gỗ được gọi là que Ayre đặt áp vào lỗ cổ tử cung, quay một vòng để lấy tế bào trên bề

mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy 2 mẫu của cổ ngoài và cổ trong tử cung bằng 2 đầu của que.

– Dùng que Ayre trải đều tế bào lên lame kính. Khi trải, lưu ý chỉ trải một lần duy nhất, không kéo nhiều lần sẽ làm thay đổi hình dạng tế bào.

– Mẫu sẽ được cố định bằng cách nhúng vào dung dịch cồn + ete hoặc xịt một lớp keo mỏng lên bề mặt lame.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm giúp phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Phụ nữ nên đi khám định kỳ, bao gồm khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap, nếu họ ở độ tuổi hoặc đã ở độ tuổi có hoạt động tình dục hay nếu họ >18 tuổi, định kỳ 1 năm khoảng 2 lần. Xét nghiệm tế bào thấy có dấu hiệu ung thư cổ tử cung nên đi chuẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh. Những phụ nữ đã được cắt tử cung (phẫu thuật cắt tử cung và cả cổ tử cung) nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc khám vùng chậu và làm nghiệm pháp Pap.

Theo NTD

Tìm hiểu về xét nghiệm chẩn đoán tế bào ung thư cổ tử cung sớm- Pap smear

Theo NTD