Dấu hiệu nhận biết trẻ buồn ngủ
Trong 6- 8 tuần đầu sau sinh, bé không thể thức quá 2 giờ liên tục, nên nếu mẹ để bé thức lâu hơn 2 giờ sẽ làm trẻ mệt mỏi và trở lên khó ngủ. Dấu hiệu trẻ buồn ngủ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp nhiều hơn, nhiều bé còn quấy khóc khi đòi ngủ.
Cách dỗ bé ngủ
Dỗ ngủ trên tay ba mẹ
Các bé nhỏ thường ngủ khi đang được ẵm hoặc đang ăn. Nếu vậy, mỗi khi bé khóc là bé đòi ôm hoặc đang cố nói cho biết là bé mệt, đây là kỹ năng cần học và chắc cũng mất vài tuần.
Nguồn ảnh: Internet.
Vỗ lưng, đu đưa nôi, mở nhạc hoặc hát ru thường giúp làm dịu khi bé đang khóc. Sự kết nối bằng tình cảm rất quan trọng với các bé nhỏ và giúp não bé phát triển.
Sẽ có lúc phải ôm đến lúc bé ngủ hẳn. Các bé nhỏ thích được ba mẹ dỗ dành vì bé chưa biết cách tự trấn an mình.
Nhịp tay dỗ bé
Đây là cách trung gian cho những bé đã quen được ẵm khi ngủ nhưng đang cố gắng tập cho bé ngủ trong nôi.
Hãy đặt bé vào nôi – sạch, khô và thoải mái. Cho bé ăn khi bé tỉnh và đặt tay nhẹ nhàng lên người bé. Vỗ tay nhịp nhẹ nhàng và chỉ lấy tay ra khi chắc chắn đã làm bé yên tâm. Có thể để tay đến khi nào bé yên rồi cố gắng lấy tay ra trước khi bé ngủ hẳn.
Đem lại sự thoải mái cũng là một cách dỗ bé ngủ.
Đây là cách tốt cho các bé lớn tự vào nôi ngủ nên cố gắng ra khỏi phòng trước khi bé ngủ hẳn để tạo cơ hội cho bé tự ngủ.
Nguồn ảnh: Internet.
Nếu bé khóc có thể vào dỗ và trấn an. Sau đó, hãy lắng nghe tiếng khóc để xác định khi nào bé thật sự cần vào dỗ.
Hãy yên tâm để bé tự ngủ nếu chắc chắn các nhu cầu cơ bản của bé đã đủ.
Việc nhận biết khi nào con buồn ngủ và dỗ cháu ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng. Dỗ cho con ngủ đúng giờ là việc giúp trẻ dễ ngủ hơn, cũng là cách giúp trẻ phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Theo NTD