Những sau lầm về thời điểm cho trẻ bú
Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường chờ đến khi vú căng sữa mới cho con bú. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, vì càng làm cho sữa xuống chậm và dễ bị mất sữa. Mẹ có thể cho bé bú càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh. Điều này có thể giúp mẹ nhanh cầm máu và kích thích sữa về nhanh hơn.
Sữa non – sữa tiết ra trong tuần đầu sau khi sinh thường có màu vàng nhạt, đặc sánh – là loại thức ăn tốt nhất cho bé. Sữa non không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang nhiều kháng thể và bạch cầu để bảo vệ bé chống lại nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé tống phân su ra nhanh. Mẹ nên tận dụng toàn bộ nguồn sữa non này, không cần cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì.
Thời điểm mẹ nên bắt đầu cho trẻ bú
Đối với những trẻ đủ tháng khỏe mạnh
Cần cho trẻ bú ngay sau khi sinh, phản xạ tìm vú mẹ là một phản xạ rất tự nhiên của trẻ ngay sau khi chào đời. Việc bú mẹ ngay sau sinh sẽ giúp ích cho cả trẻ và người mẹ.
Trong sáu tháng đầu sau khi sinh, mẹ cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cần cho trẻ ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì, kể cả nước lọc. Một số bà mẹ có thói quen sạch sẽ, thường cho trẻ tráng miệng bằng nước lọc sau khi bú. Song điều đó không cần thiết vì trong sữa mẹ chứa đủ nước cho bé rồi và sữa mẹ không làm hại miệng hay lợi của bé. Sau sáu tháng tuổi, mẹ mới cần cho bé ăn thêm các thức ăn khác.
Để bé nhận đủ lượng sữa cần thiết, mẹ có thể cho bé bú bất cứ lúc nào bé muốn, cho bé bú đến no và tự rời vú mẹ. Bé càng bú nhiều càng kích thích vú mẹ sản xuất nhiều sữa. Mẹ cũng đừng lo là cho bé bú vào ban đêm là nuông chiều bé nhé. Vì nếu bé đói, bé sẽ không chịu ngủ ngoan đâu, hơn nữa, việc cho bé bú vào ban đêm có tác dụng tốt cho việc sản xuất prolactin, kích thích tiết sữa.
Khi bé mới bú, có thể sữa chưa ra đều khiến bé cáu, khóc. Lúc đó mẹ đừng vội cho bé bú ngay, nhẹ nhàng dùng tay hoặc khăn ấm làm cho sữa ra đều rồi cho bé bú.
Đối với những trẻ sinh non phải nằm lồng ấp hoặc chưa có khả năng mút bú
Những bé sinh non cần đến sự chăm sóc đặc biệt hoặc những bé chưa thể mú bú được như: trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch hay những trẻ có những dị tật về hệ hầu họng khiến trẻ không thể mút bú được, thì mẹ có thể phải cho trẻ bú muộn hơn những trẻ sinh ra khỏe mạnh bình thường.
Người mẹ vắt sữa đặc biệt là sữa non ngay sau sinh để cho trẻ ăn bằng thìa giúp trẻ được thừa hưởng những kháng thể từ sữa non của mẹ. Mặc dù việc vắt sữa bằng tay hay bằng máy có thể làm giảm lượng sữa của người mẹ nhưng sau khi trẻ được điều trị và có khẳ năng mút bú trở lại thì người mẹ cần cho bé bú thường xuyên để kích thích tuyến sữa làm việc.
Đối với những trẻ không thể hấp thụ được sữa mẹ
Đây là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ do thiếu men citrin, đây là bệnh lý khiến gan không thể chuyển hóa được đạm, đường và tinh bột. Chính vì thế những bé mặc bệnh lý này không được ăn sữa mẹ, vì sữa mẹ có thể làm hỏng gan của bé.
Những bé mắc bệnh này sẽ phải ăn một loại sữa công thức đặc biệt dành cho những trẻ mắc bệnh chuyển hóa ở gan.
Như vậy, không phải em bé nào sinh ra cũng đều được bú mẹ và thời điểm bú mẹ lần đầu không nhất định là sau khi sinh bé ra. Mà còn phải tùy vào thể trạng của mối bé sinh ra như thế nào nữa. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhưng khi trẻ mắc một số bệnh thì sữa mẹ lại không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho bé nữa.
Mẹ có thể bắt đầu cho bé bú từ khi nào?
Theo NTD