Thời gian ngủ theo lứa tuổi
Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu: Thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 16 -18 tiếng mỗi ngày và số lượng giác ngủ 4/ngày. Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ là khoảng 1 tiếng. Phụ huynh sẽ mất khoảng 15 phút để dỗ cho trẻ ngủ. Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 1-3 tiếng và thường thức đêm đòi bú.
Từ 3- 6 tháng tuổi: Giai đoạn trẻ 3 – 6 tháng tuổi sẽ ngủ 2 – 3 giấc ngủ mỗi ngày. Thời gian trung bình giữa các giấc ngủ sẽ là 2 – 3 tiếng. Phụ huynh phải mất 1 tiếng để dỗ trẻ ngủ và mỗi lần trẻ ngủ từ 2-3 tiếng. Giấc ngủ đêm của trẻ kéo dài hơn giai đoạn trước là từ tiếng/đêm.
Từ 6-9 tháng tuổi
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Giai đoạn trẻ 6 – 9 tháng tuổi sẽ ngủ 2 giấc ngủ/ngày. Thời gian trung bình giữa các giấc ngủ sẽ là 2 – 3 tiếng. Phụ huynh phải mất 1 tiếng để dỗ trẻ ngủ và mỗi lần trẻ ngủ từ 1 – 2 tiếng. Giấc ngủ đêm của trẻ kéo dài 10 – 12 tiếng/đêm.
Từ 9- 12 tháng tuổi
– Giai đoạn trẻ 9 – 12 tháng tuổi sẽ ngủ 1 – 2 giấc ngủ/ngày. Thời gian trung bình giữa các giấc ngủ sẽ là 4 tiếng. Phụ huynh phải mất 1 tiếng để dỗ trẻ ngủ. Thời gian này bé sẽ ngủ 1 tiếng và buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều. Giấc ngủ đêm của trẻ kéo dài 10 – 12 tiếng/đêm.
– Giai đoạn này trở đi giấc ngủ của bé đã đi vào ổn định hơn trước. Giấc ngủ đêm của bé liền mạch
Một vài đặc điểm trong giấc ngủ của bé
Cách thức ngủ ở trẻ
Dù ở độ tuổi nào thì trẻ luôn ngủ cùng một cách thức : nhịp ngày đêm của trẻ biến đổi theo giấc ngủ sâu và giấc ngủ ngắn. Với giấc ngủ sâu : trẻ nhắm kín mắt, thở đều đặn, run nhẹ thỉnh thoảng môi hay ngón tay. Trái lại, giấc ngủ ngắn đặc trưng bởi nhiều cử động ở mắt, mí mắt, nhăn mặt, cử động tay chân hay toàn thân. Chuyển tiếp giữa ngủ và thức trẻ có thể thiu thiu với đôi mắt mở to.
Đặc điểm giấc ngủ cũng mang nét riêng cho từng trẻ
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Mỗi trẻ hình thành một cá tính riêng khi ngủ. Nhìn chung, các trẻ ‘không thích bị làm phiền’ khi ngủ. Hãy để một trẻ sơ sinh tự tìm nhịp độ ngủ riêng cho bé, chúng ta chỉ quan sát để biết đâu là thời điểm trẻ đói hay thích ngủ. Không nên đánh thức trẻ thường xuyên dù là để thay tã, hay xem trẻ có ổn không, hay cho trẻ ăn.
– Phụ huynh nên biết rằng trẻ luôn trải qua những khoảnh khắc khó ngủ trong những tuần đầu sau sinh. Hãy chỉ bế trẻ lên vỗ về khi trẻ đang có khó chịu trong lúc ngủ nhưng tuyết đối không làm trẻ thức giấc. Khi vô tình đánh thức bé bạn có thể tạo nguy cơ thường khóc về đêm ở trẻ bởi làm thay đổi nhịp độ ngủ của trẻ.
Những vấn đề của giấc ngủ
Phần lớn những rối loạn về giấc ngủ thường bắt nguồn từ sự chưa hoàn chỉnh về hành vi ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Thức giấc và quấy khóc về đêm rất thường gặp ở lứa tuổi này do trẻ bị đói. Lúc này phụ huynh nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình để giúp trẻ trở lại với giấc ngủ nhanh chóng. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều khiến gây khó chịu ở trẻ.
Trẻ khóc đêm
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tình trạnh này sẽ không kéo dài, bởi việc bú đêm sẽ không còn thường xuyên khi trẻ được 2 tháng tuổi. Điều đó thể hiện khi có sự thay đổi khoảng cách giữa hai lần trẻ đòi ăn về đêm rộng ra, trẻ ít quấy khóc hơn so với thói quen khóc đòi bú mỗi 3 giờ trước đây.
– Tuy nhiên có những trẻ không thức giấc vì đói hay gặp những trở ngại về tiêu hóa. ‘Hệ thức giấc’ của trẻ chỉ hoạt động quá mức, không biết dừng lại.Giải pháp là : đừng cố gắng dỗ dành bé bằng mọi giá hay lập tức cho trẻ ăn (dù trẻ vừa ăn), mà hãy cố gắng giúp trẻ ngủ lại nhanh chóng, trẻ sẽ ‘tự yên tĩnh’ lại hơn…
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển tốt. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy việc theo dõi kỹ giấc ngủ của bé giúp phát hiện sớm những bệnh lý ở trẻ.
Theo NTD