Nguyên nhân
Viêm đường hô hấp cấp thường xảy ra là do:
– Vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophilus Influenza tuýp B (Hib), E.Coli, vv… hoặc nấm các loại (Candida).
– Virus: chiếm 60 – 70% (Virus Hợp bào hô hấp, cúm A, B, Adenovirus, Rhinovirus, Sởi, Thuỷ đậu, vv…).
Các yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương, trẻ mắc những bệnh như: sởi, thủy đậu; hoặc thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Ảnh minh họa: Nguôn internet
Phân loại theo vị trí tổn thương
Viêm đường hô hấp cấp thành 2 loại tùy theo vị trí tổn thương:
Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi – họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Viêm đường hô hấp cấp trên thường gặp và diễn biến nhẹ.
Viêm đường hô hấp cấp dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.
Biểu hiện bệnh
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật…
Ảnh minh họa: Nguôn internet
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Điều trị
Việc điều trị dựa vào mức độ biểu hiện của bệnh lý và được phân chia như sau:
Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú… thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong… dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao.
Trường hợp vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú…) dưới sự hướng dẫn của bác sĩ phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại.
Ảnh minh họa: Nguôn internet
Trường hợp nặng. Trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú… Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị hỗ trợ cho trẻ.
Phòng bệnh
Cách phòng viêm đường hô hấp cấp là đảm bảo chế độ dinh dưỡng: cho trẻ bú sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lí các thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi. Giữ ấm cho trẻ nhất là mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, than bụi trong nhà, tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt khi trẻ bị bệnh cần phát hiện sớm và chăm sóc tốt khi trẻ bị bệnh.
Mọi viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ đều phải được chú ý điều trị tích cực, đúng bệnh để tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra, vì ở cơ thể trẻ nhỏ, khả năng tử vong thường cao
Theo NTD