Bệnh chân tay miệng ở trẻ

0
58
Virut Entero 71 được xác định gây bệnh chân tay miệng là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn… bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp.

 

Bệnh chân tay miệng là gì?

 

Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).  Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng.

 

Biểu hiện

 

Đầu tiên trẻ thường sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, chảy nước miếng nhiều, nổi ban có bóng nước.

 

Nếu thấy trẻ sốt cao, ói nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

 

 Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét.

 

Những bóng nước thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má.

 

Bóng nước cũng xuất hiện ở da mà thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, còn ở mông và gối thì ít hơn.

 

Bóng nước hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể.

 

Hình ảnh biểu hiện của bệnh chân – tay – miệng ở trẻ

 

Nguyên nhân

 

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

 

Lây lan

 

Khả năng lây bệnh cao nhất trong vòng một tuần lễ đầu của bệnh.

 

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết bóng nước, chất dịch tiết đường hô hấp.

 

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra thành dịch do bệnh dễ lây lan, thường gặp nhất là trong nhà trẻ, các trường mẫu giáo, các nơi chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

 

Bệnh cũng lây qua tiếp xúc gián tiếp từ các bề mặt  bị nhiễm virus như đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, ly chén, nắm tay… do người nuôi giữ trẻ vệ sinh không đúng cách, trẻ sử dụng chung đồ chơi hay do môi trường bị nhiễm bẩn.
Cũng có dạng lây khác qua đường phân – miệng do thức ăn, nước uống nhiễm virus nhưng dạng này không phổ biến.

 

Chăm sóc và xử trí

 

Không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng. Cá nhân có triệu chứng như sốt và đau từ vết loét, có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng việc sử dụng thuốc. Bệnh TCM là một bệnh do virus phải phát triển một cách tự nhiên, nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc về bệnh này, trừ khi bị nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống.

 

Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, hoặc liệt nhao cấp tính) hoặc phù phổi / xuất huyết phổi.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.

 

 Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế.

 

Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

– Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

– Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

– Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

– Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

– Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn chớ nhiều, sốt cao.

 

Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

 

Biến chứng

 Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh

Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

 

 Biểu hiện biến chứng viêm não, viêm màng não

– Không có biểu hiện mê sâu

– Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.

– Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.

Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Phòng ngừa

 

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi  nấu ăn, sau khi đi tiêu và sau mỗi lần thay tã cho trẻ.

 

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng chloramin B 5%.

 

Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng

 

Thực hiện các biện pháp phòng chống khác như ăn chín, uống chín.

 

Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.

 

 

 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ

 

Theo NTD