Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

0
94
Uốn ván rốn là bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ tiết ra các loại độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo ra các cơn co giật, co thắt các cơ thanh quản, làm cho trẻ sơ sinh ngạt, không thở được dẫn tới tử vong.

Uốn ván rốn là bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ tiết ra các loại độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo ra các cơn co giật, co thắt các cơ thanh quản, làm cho trẻ sơ sinh ngạt, không thở được dẫn tới tử vong.

 

Nguyên nhân

 

Dùng dao, kéo không vô khuẩn để cắt rốn, bông băng, chỉ chưa tiệt khuẩn để buộc rốn.

 

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ không hợp vệ sinh (như thay băng rốn, nước tắm không sạch) cũng gây nhiễm khuẩn rốn, trong đó có vi khuẩn uốn ván.

 

Triệu chứng

 

Vi khuẩn uốn ván lúc vào cơ thể tiết ra các loại độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo ra các cơn co giật và co thắt các cơ thanh quản, làm cho trẻ sơ sinh ngạt vì không thở được dẫn tới tử vong nhanh chóng.

 

 các loại sốt ở trẻ, tiêm chủng cho trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Thời kỳ ủ bệnh: Sau sinh trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh kéo dài 3-7 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng.

 

Thời kỳ phát bệnh

 

Dấu hiệu đầu tiên là bỏ bú hoặc bú rất khó khăn, không há miệng được. Sau 24h triệu chứng càng nặng, cứng hàm liên tục, co cứng toàn thân và lên cơn co giật, Mặt, cổ, lưng, bụng, chân tay đều co cứng, 2 tay nắm chặt. Các kích thích do tiếng động, chạm vào da trẻ làm oàn thân ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được làm trẻ khóc không thành tiếng.

 

Trường hợp nặng sẽ xuất hiện cơn giật liên tục trẻ sẽ chết vì thiếu dưỡng khí, sốt cao >40°c, cũng có trường hợp nhiệt độ giảm thấp, trường hợp này càng dễ tử vong.

 

Thời kỳ lui bệnh: Nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ, sau 7 ngày trẻ bớt giật, hết sốt, chỉ còn co cứng cơ trong một thời gian dài (kéo dài hàng tháng), sau đó sẽ khỏi bệnh.

 

Điều trị

 

 các loại sốt ở trẻ, tiêm chủng cho trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Cần phát hiện sớm khi trẻ mới bắt đầu bỏ bú.

 

Cho trẻ nằm yên tĩnh, tránh mọi kích thích bên ngoài, tránh thăm khám nhiều. Nên đặt trẻ trong lồng kính hoặc giường ấm, tránh tiếng động và ánh sáng.

 

Bảo đảm nhu cầu nước, điện giải, năng lượng bằng truyền tĩnh mạch. Cho ăn sữa mẹ hoặc sữa đặc hiệu qua ống sonde dạ dày. Dự phòng viêm phổi do hít chất nhày từ hầu họng.

 

Vệ sinh rốn, tiêm huyết thanh chống uốn ván (SAT). Dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng tại chỗ và phòng bội nhiễm. Chống co giật bằng các loại thuốc an thần

 

Thông khí phổi viện trợ nếu có khó thở, tím tái. Trường hợp nặng phải dùng máy thở.

 

Ngày nay, mặc dù y học đã phát triển, dù người ta đã nghiên cứu được các loại huyết thanh chống bệnh uốn ván và những phương pháp hồi sức chăm sóc hiện đại, nhưng việc điều trị uốn ván chưa đưa lại kết quả tốt, tỷ lệ tử vong do uốn ván vẫn cao (80%), do vậy tốt nhất là phòng bệnh.

 

Phòng bệnh uốn ván rốn trẻ sơ sinh

 

 các loại sốt ở trẻ, tiêm chủng cho trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Khi có thai phải đăng ký quản lý thai sản tại cơ sở y tế. Đi thăm khám thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Phải tiêm phòng uốn ván, tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 15 ngày. Khi chuyển dạ phải đến đẻ tại cơ sở y tế, không đẻ tại nhà.

 

Trường hợp không may bị đẻ rơi không được dùng liềm, mảnh sành, que nứa, dao, kéo bẩn để cắt rốn cho trẻ sơ sinh mà phải luộc dao kéo rồi mới cắt (luộc bằng cách đun sôi dụng cụ đỡ đẻ trong 2 giờ hoặc hấp ở nhiệt độ 120oC trong 20 phút. Sau đó dùng chỉ, băng bông đã tiệt khuẩn để băng buộc rốn.

 

Trong những tuần đầu khi chưa rụng rốn phải dùng nước sạch (nước đun sôi để nguội để tắm cho bé). Khi thấy băng rốn ướt có mùi hôi hoặc dịch mủ chảy ra chứng tỏ rốn đã bị nhiễm khuẩn, phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.

 

 

Để phòng uốn ván rốn trẻ sơ sinh cũng như phòng uốn ván nói chung, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng uốn ván 5 mũi: Mũi 1 cách mũi thứ 2 một tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 từ 6-12 tháng, mũi 4 và mũi 5 cách nhau 12 tháng

 

Theo NTD

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

 

Theo NTD