Nguyên nhân
– Nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.
– Tưa lưỡi ở trẻ cũng có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ, khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
– Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.
Điều trị
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Đối với bé sơ sinh
– Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.9% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.
– Phụ huynh cũng có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng bột dạng cốm ngọt (Cần sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng) pha với nước để đánh lưỡi cho trẻ ngày 2 lần đến khi bé khỏi mới thôi.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
– Đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ trẻ có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho trẻ. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng (Nếu cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với trẻ).
– Những trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để trẻ ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
– Nếu trẻ vẫn không đỡ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được uống kháng sinh, tránh để lâu gây nhiễm trùng rất nguy hiểm
Lưu ý khi điều trị tưa lưỡi cho trẻ:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Phụ huynh không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho trẻ thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhất.
Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho trẻ, nhưng điều này là vô ích và sẽ khiến trẻ bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi trẻ.
Biến chứng
Trẻ bị tưa miệng nếu không chữa trị đúng cách sẽ chuyển thành nặng thêm và có thể gặp những biến chứng như:
Viêm miệng đỏ: Miệng trẻ có nốt ban đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng, hoặc khu trú từng vùng ở miệng, ở lưỡi, lợi, môi quanh phía trong má. Trẻ có cảm giác khô, nóng ở miệng, khó chịu, làm trẻ đau khi bú, bỏ bú, sơ thể suy yếu dần
Viêm miệng hoại thư: Có thể gây loét hoại thư má và ăn thối cả xương hàm. Có thể xảy ra sau khi mắc bệnh siêu vi trùng như sởi, do mẹ bắt kiêng cữ thái quá, không chịu vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ. Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu đuối, sức đề kháng kém, thể trạng suy nhược.
Bệnh nếu để lâu, nấm có thể di chuyển vào hệ tiêu hóa và phổi gây biến chứng viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Phòng bệnh
– Để tránh hiện tượng viêm nhiễm kể trên, cần chú ý vệ sinh miệng trẻ cho sạch.
– Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo, nếu thấy có cặn sữa nên rửa cho sạch, trước khi ăn, bằng nước đun sôi để nguội, hoặc bằng dung dịch nước muốisinh lý 0,1% để súc miệng, nếu tưa nhiều có thể lau bằng mật ong và lau lại bằng nước đun sôi để nguội.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Phụ huynh nên bế trẻ đứng hoặc ngồi và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ mà kéo theo nấm Candida lên khoang miệng.
– Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho trẻ.
– Trẻ lớn hơn 2, 3 tuổi, tập cho xúc miệng, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, cần chú ý xúc miệng kỹ hơn, nhất là đối với trẻ thích ăn ngọt nhiều như kẹo, bánh ngọt…
Nhiễm nấm không phải do vệ sinh kém hay do cha mẹ không chăm sóc tốt cho em bé. Bệnh này khá phổ biến và dễ điều trị. Tuy nhiên không thể hoàn toàn loại bỏ Candida. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp lâu dài để phòng chống bệnh nhiễm nấm.
Khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ.
Theo NTD