Viêm mũi dị ứng ở trẻ

0
47
Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp đặc biệt là của trẻ em. Trong đó viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu cho trẻ.

 

 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

 

Nguyên nhân

 

– Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.

 

– Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc.

 

Yếu tố nguy cơ:

 

– Thời điểm chuyển mùa từ mùa đông sang mùa mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, mữa nhiều không khí ẩm thấp nhiều hơi nước tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và phát tán các bào tử nấm vào không khí.

 

Ảnh minh hoa: Nguồn internet

 

– Chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng mẫn cảm khi tiếp xúc với phấn hoa, cây cỏ, bụi, nấm, mỹ phẩm, xúc vật trong nhà…

 

Triệu chứng

 

– Ngứa mũi là hiện tượng đầu tiên, biểu hiện là trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi từng hồi.

 

– Chảy nhiều nước mũi trong, loãng khiến ngạt mũi, khó thở nhiều lúc phải thở bằng miệng, trẻ thường lấy tay quệt nước mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.

 

– Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, kêu đau đầu, đau họng.

 

– Nếu đã thành mạn tính thì có thể nghẹn mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu.

 

Điều trị

 

– Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…

 

Ảnh minh hoa: Nguồn internet

 

– Bên cạnh đó phụ huynh cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần

 

– Khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh mà trẻ không đỡ thì ta dùng các thuốc kháng Histamin – là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng. Ở mức độ nặng có thể dùng corticoid. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân dù ở độ tuổi nào cũng cần tuan thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Phòng bệnh

 

– Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa, không cho trẻ chơi dưới những tán cây đang nở hoa có nhiều bụi phấn.. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.

 

– Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

 

– Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày: Đánh răng, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển sâu… Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

 

Ảnh minh hoa: Nguồn internet

 

– Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà.

 

– Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

 

 

Viêm mũi là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy nguyên nhân mà có các biểu hiện lâm sàng và cách chữa trị khác nhau. Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ bị ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi. Nếu bệnh diễn tiến nặng, trẻ sẽ bị khó thở, đau đầu, chảy nước mắt. Bệnh ảnh hướng lớn đến sự phát triển của trẻ, do đó các bậc cha mẹ cần có hướng phòng và điều trị đúng cách.

Theo NTD

Viêm mũi dị ứng ở trẻ

 

Theo NTD