Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm V.A và viêm Amidal

0
96
Viêm Amidal và viêm V.A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị viêm, cha mẹ cần chăm sóc con thế nào và khi nào cần đi nạo là điều mà nhiều người băn khoăn.

 

Cấu trúc của Amidal và V.A

 

– Amidal là một khối tổ chức hạch bạch huyết hình hạnh nhân màu hồng nằm ở hai bên họng, có độ to nhỏ khác nhau ở từng người

 

– V.A là chữ viết tắt của tên gọi bằng tiếng Pháp (Végétatión adénoises) cũng là một tổ chức hạch bạch huyết như Amidal. Vị trí của V.A cao hơn so với Amidal và nằm ở vùng vòm họng, phía sau của mũi. Thường thì từ bốn tuổi trở đi, V.A sẽ teo dần cho đến khoảng 6 tuổi thì hết. Điều này là một trong các yếu tố dẫn đến việc chỉ định nạo V.A rộng rãi hơn Amidal

 

– Cả Amidal và V.A đều sản xuất ra kháng thể để chống lại sự viêm nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

 

Triệu chứng viêm

 

Triệu chứng ban đầu

 

– Những dấu hiệu đầu tiên thường chung với dấu hiệu của viêm đường hô hấp

 

– Trẻ sốt, ho, sổ mũi, đau họng, trẻ lớn thường kêu đau họng. Với trẻ nhỏ chưa biết, đau họng thường được biểu hiện bằng việc trẻ nuốt khó, hay nôn.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

– Vì Amidal hoặc V.A (thường gặp viêm cả hai) bị viêm sưng to nên trẻ bị cản trở đường hô hấp, gây khó thở, đặc biệt lúc nằm ngủ trẻ thường há miệng ra để thở, hơi thở nặng nhọc, có thể có tiếng ngáy.

 

– Khi Amidal sưng to giọng nói thường trở nên hơi khàn hoặc “ồm ồm”

 

– Trẻ có thể có nổi hạch ở cổ nếu viêm nặng hoặc đã từng bị viêm đi viêm lại nhiều lần

– Bác sĩ khám sẽ thấy Amidal hoặc V.A sưng to, đỏ hơn bình thường, trên bề mặt có chấm mủ trắng hoặc vàng nhạt

 

– Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tế bào ở hạch viêm để tìm vi khuẩn gây bệnh.

 

Triệu chứng của trẻ bị viêm V.A mãn tính.

 

Khi bị viêm đi viêm lại nhiều lần, trẻ có thể có bộ mặt đặc biệt gọi là vẻ mặt V.A: mồm vẩu, mũi hếch do luôn phải há miệng ra để thở, vẻ mặt đôi lúc mệt mỏi. Đêm ngủ trẻ thường ngáy to, thở khó khăn. Trẻ thường nói một cách ngắt quãng do phải dừng lại để thở bù, hoặc nói không rõ tiếng.

 

Viêm V.A mãn tính có thể kéo theo viêm tai giữa, vì vậy ở một số trẻ còn có thêm biểu hiện của viêm tai giữa.

 

Điều trị

 

Điều trị nội khoa

 

Thường thì nguyên tắc điều trị của bệnh này tuân theo cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra cần chú ý thêm một số điều sau:

 

– Giữ ấm cho trẻ, nhất là hai cần và vùng cổ, lưng, không để trẻ đi đất vào mùa lạnh

 

– Cho trẻ uống nhiều nước

 

– Cho trẻ thức ăn loãng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn bình thường. Tránh cho trẻ ăn thức ăn nóng quá cũng như lạnh quá

 

– Dùng kháng sinh thường được chỉ định cho những trẻ viêm V.A hoặc Amidal do liên cầu, hoặc cho những trẻ có bệnh mãn tính, quá yếu, suy dinh dưỡng… đề phòng bội nhiễm

 

– Thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thêm vitamin tổng hợp hằng ngày cho đến sau khi khỏi bệnh được từ 1 đến 2 tuần

 

Điều trị ngoại khoa  sẽ được bác sĩ đặt ra trong một số trường hợp sau đây:

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Inernet

 

– Trẻ bị viêm đi viêm lại nhiều lần. V.A và Amidal sưng quá to làm ảnh hưởng đến việc thở, sự phát triển chung, giấc ngủ, chế độ sinh hoạt, ăn uống, học tập…

 

– Amidal và V.A bị viêm mủ nhiều lần và kéo dài có thể trở thành ổ vi trùng nằm trong vùng họng hầu.

 

– V.A to làm ảnh hưởng đến giọng nói của trẻ và có nguy cơ làm biến dạng mặt của trẻ

 

– Trẻ bị viêm tai giữa nhiều lần do viêm V.A và Amidal

 

Điều kiện để cắtAmidal hoặc nạo V.A

 

– Cắt Amidal rất ít khi được chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi

 

– Nạo V.A ít khi được chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi

 

– Không cắt Amidal hoặc nạo V.A trong thời kỳ viêm cấp vì có thể gây nhiễm trùng lan tỏa ra vùng xung quanh hoặc toàn thân

 

Nếu con bạn phải cắt Amidal hoặc nạo V.A, bạn nên giải thích cho bé cẩn thận để cháu khỏi sợ hãi. Bản thân bạn cũng đừng lo lắng quá để tránh ảnh hưởng đến trẻ.

 

 

Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm V.A và viêm Amidal

 

Theo NTD