Sảy thai liên tiếp

0
47
Sẩy thai liên tiếp là tình trạng sẩy thai từ 3 lần trở lên. Thường do các nguyên nhân từ phía người mẹ như: Các yếu tố bệnh lý tại buồng tử cung, do nội tiết, do nhiễm khuẩn… Và cũng có rất nhiều trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Do vậy việc điều trị thường rất khó khăn nếu như không tìm được nguyên nhân chính xác.

 

Sẩy thai liên tiếp là gì?

 

Sẩy thai là hiện tượng thai ra ngoài một cách tự nhiên, không giữ lại được. Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là sẩy thai 3 lần liên tiếp khi thai dưới 20 tuần tuổi hay cân nặng của trẻ dưới 0,5kg. Sẩy thai liên tiếp  được chia làm hai nhóm:

 

– Nguyên phát: Mang thai nhưng chưa lần sinh nào có con sống

– Thứ phát: Mang thai và đã từng sinh con sống bình thường trước đó 

 

Nguyên nhân

 

– Do di truyền 

– Do bất thường về giải phẫu cơ quan sinh dục của người mẹ

– Do nội tiết kém

– Bất đồng nhóm máu mẹ và con

– Do mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

– Do những yếu tố môi trường 

– Có khoảng 50 – 60% tỷ lệ sảy thai không tìm ra nguyên nhân

Nguồn ảnh: Internet.

 

Điều trị

 

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể phẫu thuật hoặc điều trị hormon… nhưng để tìm nguyên nhân của sẩy thai gặp nhiều khó khăn và không phải lúc nào cũng thành công.

 

Điều trị tích cực khi có dấu hiệu dọa sẩy và đang sẩy

 

Nếu mang thai mà thai phụ có tình trạng dọa sẩy:

 

– Ngỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian đau bụng, ra máu âm đạo, đau lưng.

 

– Hoạt động nhẹ nhàng , tránh giao hợp ít nhất sau hai tuần sau khi ngưng ra máu.

 

– Hỗ trợ hoàng thể: Progesterone tự nhiên nhằm giảm co bóp tử cung là chính và hỗ trợ hoàng thể trong ba tháng đầu(thuốc đặt hoặc uống hoặc cả hai).

 

– Giảm co, vietamin E theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

– 50% sẩy thai không rõ nguyên nhân nên cần được hỗ trợ điều trị tâm lý.

 

Nếu thai phụ đang có dấu hiệu sẩy thai cần hỗ trợ sẩy thai tích cực bằng các thuốc tăng co bóp tử cung, kháng sinh, chống viêm, thậm chí là hút buồng tử cung, để tránh biến chứng viêm nhiễm, sót rau ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

 

Phòng tránh

 

– Nên khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân trước khi lập gia đình.

 

– Khi có dấu hiệu mang thai, cần được bác sĩ theo dõi, hỗ trợ và chỉ định thuốc cần thiết.

 

– Nên có thai trước tuổi 35, hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai.

 

– Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe,…

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Công việc liên quan đến hóa chất độc hại cần sử dụng đồ bảo hộ lao động tránh tiếp xúc trực tiếp với chất độc.

 

– Sau sẩy thai, nên dành thời gian ngỉ ngơi (ít nhất 6 tháng) mới nên mang thai trở lại để sức khỏe hồi phục.

 

– Tránh lao động nặng khi mang thai, tùy trường hợp có  thể dùng thuốc theo chỉ định hoặc khau vòng cổ tử cung để giữ thai.

 

 

Sẩy thai liên tiếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà sẽ ảnh hưởng rất lớn dén tâm lý phụ nữ, nguyên nhân có rất nhiều nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ dàng tìm được nguyên nhân để điều trị. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng tránh ngay từ khi có ý định mang thai hoặc theo dõi thai sớm ngay khi có dấu hiệu mang thai, tránh lao động nặng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…

Theo NTD

Sảy thai liên tiếp

 

Theo NTD