Sự phát triển của bé
Não bộ của bé đang “lớn” rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng để đáp ứng. Nếu là một bé trai, tinh hoàn lúc này đã di chuyển từ gần thận về tới háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã “chồi” lên bởi vì 2 môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Quá trình này sẽ được hoàn tất một vài tuần trước khi sinh.
Thai nhi 30 tuần tuổi . Nguồn Internet
Bé lúc này nặng khoảng 1,1kg và cao khoảng 38cm (tính từ đầu đến chân). Đầu của bé ngày càng lớn hơn, sự phát triển của não bộ rất nhanh vào thời điểm này. Gần như tất cả thai nhi đều phản ứng với âm thanh ở tuần thứ 30 này.
Sự thay đổi của mẹ
Dưỡng thai đang ở giai đoạn đỉnh cao. Người mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi (khoảng 200mg cho sự phát triển khung xương của thai nhi) vì vậy cần ăn nhiều các thực phẩm giàu các dưỡng chất này.
Khung xương này sẽ ngày càng trở nên “cứng cáp” hơn; não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế người mẹ cần chú ý đảm bảo các khoáng chất và vitamin để thai nhi phát triển tối ưu.
Do cảm giác thèm ăn tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của thai nhi, vì thế hãy cố gắng hạn chế, đừng ăn nhiều loại bánh kẹo và các loại thức ăn nhanh, cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai nghén.
Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất sắt, giúp tạo hồng cầu máu cho hệ huyết mạch ở thai nhi. Uống viên sắt bổ sung có thể gây táo bón vì thế một trong những cách bổ sung sắt hiệu quả là ăn nhiều các thực phẩm như thịt nạc, rau lá xanh, ngũ cốc bổ sung sắt cùng với các thực phẩm giàu chất xơ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Nếu bạn chưa từng tập luyện gì trong suốt các tháng trước đó thì đây là thời điểm tốt để bạn tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ, hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Tại sao bạn không thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu? Nó không chỉ giúp bạn luyện thở mà còn giúp làm mềm các cơ, hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Lời khuyên hữu ích
Thời điểm chăm con mọn đã gần kề, hãy tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng những giây phút này nhé. Hãy đi xem phim, một bữa ăn lãng mạn bên người yêu thương…
Chia sẻ cộng đồng
Nếu bạn có kế hoạch đi làm sau khi sinh bé thì lúc này sẽ có rất nhiều thứ khiến bạn phải bận tâm. Hãy chia sẻ với những bà mẹ đã từng trải qua giai đoạn này để có định hướng cho mình.
Những việc cần lưu tâm
– Herpes – Những nguy cơ có thể gặp nếu bị nhiễm bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ?
– Hội chứng ống cổ tay là gì?
Những lo lắng thường gặp
Hỏi: Gia đình tôi không muốn tôi mua sắm và trang trí phòng bé trước khi bé chào đời – Họ cho rằng làm như vậy là một điềm gở. Tôi thì không muốn làm mọi việc vào phút chót. Vậy tôi phải làm gì?
Trả lời: Quan niệm của gia đình bạn xuất phát từ một niềm tin cổ xưa rằng việc mua sắm chuẩn bị trước là điểm báo người mẹ mong mỏi nhìn thấy đứa con ngay. Tuy nhiên, ngày nay mọi sự đã khác, quan niệm đó được xếp vào diện “mê tính dị đoan”.
Nhưng trong trường hợp gia đình bạn nhất quyết phản đối thì hãy lên danh sách và “ngắm” cửa hàng sẽ mua đồ cho bé. Sau đó hãy chọn một người sẽ chịu trách nhiệm mua sắm mọi thứ bạn đã giao phó.
Theo NTD