Stress khi mang thai ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi như thế nào?

0
76
Phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý, họ trở nên nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài. Khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc, tình cảm, đời sống của phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.

 

Stress là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường, có thể gây nguy hiểm, hoặc gây phiền nhiễu cho chúng ta. Hầu như bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress.

 

Mỗi người đáp ứng với tình trạng stress theo cách riêng của cơ thể họ. Một tình huống gây stress kinh khủng cho người này có thể chẳng có vẻ gì là stress đối với người kia.

 

Do giới hạn gây ra stress là khác nhau đối với mỗi người như vậy và do sự đáp ứng đối với stress là đa dạng đối với từng người, từng tình huống nên rất khó để đánh giá stress tác động đến thai kỳ như thế nào.

 

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Sự ảnh hưởng của stress đến sức khỏe của phụ nữ mang thai

 

Đối với phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp, .. Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai.

 

Stress khi mang thai khiến thai phụ gặp một số vấn đề như:

 
  –   Dọa sảy thai hoặc sẩy thai.
 
  –   Tăng nguy cơ sinh non.

 

   –   Tăng nhịp tim

 

  –   Tăng huyết áp trên thai phụ, khiến thai phụ dễ mắc phải những hội chứng của nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sản giật rất nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

  –   Ngay ở giai đoạn hậu sản, người phụ nữ mang thai mà hay bị stress cũng dễ bị trầm cảm sau sinh.

 

Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.

 

Ảnh hưởng của stress đến thai nhi

 

Một bà mẹ đang mang thai rất cần môi trường sống và làm việc bình yên, không stress. Khi tâm lý và sức khoẻ bà mẹ ổn định thì sự phát triển của thai nhi sẽ  tốt hơn nhiều. 

 

 + Ở những phụ nữ mang thai bị stress, người ta tìm thất chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu tăng cao; chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.

 

+ Những thai phụ bị stress sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của thai phụ từ đó nó có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi khiến thai nhi chậm phát triển hơn.

 

+ Người mẹ trong thời gian mang thai mà bị stress thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của đứa trẻ về sau.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

 

Khắc phục tình trạng stress khi mang thai

 

Có một số những cách mà thai phụ cần chú ý để giảm stress trong khi mang thai như sau:

 

– Ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.  

– Nghỉ ngơi đầy đủ và khi cảm thấy mệt mỏi. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi  ngủ.

 

– Tập thể dục thường xuyên, tập thể dục các môn thích ứng với tình trạng sức khỏe, có sự tư vấn của chuyên gia thể dục.

– Thư giãn bằng cách nghe nhạc, du lịch, xem kịch hài…

– Tránh xa những yếu tố gây stress nếu có thể được.

– Chia sẻ với người thân, bạn bè, nếu cảm thấy khó nói thì có đến đến với chuyên gia tâm lý. Việc giao tiếp thường xuyên và cởi mở với người khác giúp thai phụ cảm thấy tự tin hơn để đối phó với các thách thức của cuộc sống và công việc  hàng ngày.

– Làm giảm khối lượng công việc bằng cách chia sẻ công việc cho đồng nghiệp và những người làm cùng.

– Khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện chăm sóc tiền sản, đảm bảo thai phụ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

 

 

Khi người mẹ bị stress nhưng ở mức thấp trong suốt quá trình mang thai thì không ảnh hưởng đến sự phát triển và các hành vi của trẻ. Tuy nhiên những stress ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên trong suốt thai kỳ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cả sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Mặc dù không nhiều nhưng nếu trong suốt quá trình mang thai người mẹ ở trong trạng thái tinh thần thoải mái thì bao giờ cũng là tốt nhất cho sức khỏe của cả thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

Theo NTD

Stress khi mang thai ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi như thế nào?

 

Theo NTD