Rau quấn cổ và phương pháp sinh an toàn

0
50
Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ làm tăng nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong cho thai nhi, ảnh hưởng đến độ mở cổ tử cung, quá trình chuyển dạ cho mẹ. Việc theo dõi thai, phát hiện sớm khi có dây rốn quấn cổ để xác định mức độ nguy hiểm và chọn phương pháp sinh phù hợp, an toàn cho cả mẹ và con là rất cần thiết.

 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

 

– Nguyên nhân do thai nhi cử động nhiều, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.

 

– Nguy cơ: Dây rốn dài – thai nhỏ – đa ối.

 

Cách phát hiện và theo dõi dây rốn quấn cổ ở thai

 

– Siêu âm là cách phát hiện tốt nhất. Hiện tượng thường xảy ra vào tháng thứ 5-6 hoặc 3 tháng cuối của thai kì.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Lưu ý: Khi không được phát hiện qua siêu âm, mẹ có thể theo dõi các hoạt động của thai khi thấy thai máy bất thường, đạp nhiều hay đạp yếu cần đi kiểm tra ngay.

 

– Khi phát hiện thai nhi cần đi khám thai thường xuyên, siêu âm theo hẹn của bác sĩ, theo dõi nhịp tim thai, tình trạng dây rốn.

 

Nguy cơ khi có dây rốn quấn cổ

 

– Với thai nhi: khi bị dây rốn quấn cổ sẽ làm cho quá trình vẫn chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai bị cản trở, thai sẽ có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là  tử vong.

 

– Khi chuyển dạ: Dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi khó lọt, ảnh hưởng tới độ mở cổ tử cung do không được thai nhi tỳ đè, dây rau quấn chặt có thể khiến thai bị thiếu oxy gây suy thai, suy não, suy hô hấp hoặc tử vong khi bị thít chặt.

 

– Sau khi sinh: gây co giật, chân tay run.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

 

Phương pháp sinh an toàn khi thai bị dây rốn quấn cổ

 

– Với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có dây rốn quấn cổ nhẹ (một vòng) có thể vẫn được đẻ thường và hầu hết thai sinh ra vẫn khỏe mạnh phát triển bình thường.

 

– Chỉ có chỉ định mổ đẻ khi dây rốn quấn cổ nặng với nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…

 

 

Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quẩn cổ, thai phụ không nên quá lo lắng. Người mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của thai nhi, kiểm tra tuổi thai, nước ối… định kỳ theo chỉ định của bác sỹ, đặc biệt theo dõi những biểu hiện bất thường của thai nhi: đạp giữ dội, đạp yếu hơn… để đảm bảo thai nhi được an toàn và khỏe mạnh. Khi sinh hoặc có dấu hiệu chuyển dạ cần nói tình trạng của mình với bác sĩ để được theo dõi sát

Theo NTD

Rau quấn cổ và phương pháp sinh an toàn

 

Theo NTD