Hiện tượng phù chèn ép ở phụ nữ mang thai

0
71
Phần lớn phụ nữ khi mang thai thường có hiện tượng phù trong quý III thai kỳ (3 tháng cuối), có những người có hiện tượng phù rất sớm từ quý II (3 tháng giữa thai kỳ), chủ yếu là phù do thai chèn ép, gây khó khăn cho đi lại, sinh hoạt. Phù do chèn ép là khi tử cung có thai đã chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch chân.

 

Phù là gì?

 

– Phù là tình trạng sưng phù nề do chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể. Ở phụ nữ mang thai, hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ gây cảm giác đau tức hoặc khó chịu khi di chuyển.

 

– Phần lớn phù nề xuất hiện ở chân, tuy nhiên cũng có trường hợp phù nề ở tay và mặt,  ngoài nguyên nhân do chèn ép thì có thể là những dấu hiệu một bệnh lý nào đó, nguy hiểm nhất là tiền sản giật.

 

Nhận biết phù như thế nào?

 

– Phù nề nặng thì biểu hiện bên ngoài rất rõ ràng, hầu như ai cũng có thể nhận biết đó là thấy sưng (nhưng thường không kèm đau) ở mắt, mặt, chân tay hay ở bụng.

 

– Dùng tay ấn vào vùng da bị phù có thể thấy nơi đó bị lõm xuống khá lâu mới đầy lên được (ở chân có thể ấn vào mắt cá chân để xác định). Tuy nhiên, trong trường hợp phù nhẹ thì nhiều khi xác định không dễ dàng.

 

Phù chèn ép ở phụ nữ mang thai

 

– Là hiện tượng tuần hoàn máu và bạch huyết không lưu thông, trao đổi chất kém, dẫn đến tích đọng dịch thể ở các tổ chức vùng chân. Đa số phù chèn ép không gây nguy hiểm nhưng không điều trị cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi.

 

Ảnh minh họa( nguồn intersnet)

 

– Nguyên nhân phù do chèn ép là do tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch chủ chân gây ra. Tử cung ngày càng to sẽ chèn vào mạch máu đi từ tim qua xương chậu xuống hai chân. Tuần hoàn máu và bạch huyết không lưu thông, trao đổi chất kém, dẫn đến tích đọng dịch thể ở các tổ chức vùng chân và dẫn đến hiện tượng phù do thai chèn ép.

 

Làm thế nào để hạn chế phù do chèn ép?

 

Khi được xác định là phù do chèn ép, thai phụ có thể áp dụng những cách sau để hạn chế phù

 

– Nằm nghiêng trái: Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu.

 

– Nằm gác cao chân: Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp để loại trừ sức ép của tử cung đối với tĩnh mạch khoang dưới.

 

– Tránh đứng lâu một chỗ: Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn để đôi chân được lưu thông máu dễ dàng

 

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

 

Gác cao chân để máu dễ lưu thông( nguồn internet)

 

– Hạn chế ăn muối: Chế độ ăn mặn hoặc quá nhiều muối có thể gây phù, do vậy cần giảm hoặc hạn chế hàm lượng muối trong các bữa ăn (nhưng không phải là ăn nhạt hoàn toàn)

 

– Uống đủ nước:  Phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù, nên chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

 

– Tập thể dục đều đặn, đi giày dép thoải mái:  Cũng giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng phù. Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

 

Phòng bệnh

 

– Khám thai định kỳ để phát hiện và phân biệt phù do chèn ép với các nguyên nhân gây phù khác, bên cạnh đó lưu ý đến chế độ luyện tập, ăn uống, sinh hoạt

 

– Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. tập một số bài tập yoga hay các động tác massge.

 

Phù chèn ép là hiện tượng mà đa số phụ nữ gặp phải khi mang thai, tính chất của phù chèn ep không gây nguy hiểm nhưng nếu không được cải thiện và điều chỉnh thì tử cung mang thai to đè lên tĩnh mạch chủ bụng cản trở lượng máu từ chi dưới trở về tim, từ đó ảnh hưởng đến lượng máu đến tử cung và thai nhi bị thiếu máu hậu quả cuối cùng là suy thai. Phù chèn ép làm giảm lượng máu lên não khiến cho thai phụ có thể gây khó chịu cho thai phụ trong sinh hoạt, gây chóng mặt, khó thở. Khám thai định kỳ để xác định nguyên nhân gây phù và có hướng điều trị là điều rất cần thiết.

Theo NTD

Hiện tượng phù chèn ép ở phụ nữ mang thai

 

Theo NTD