Chế độ dinh dưỡng của thai phụ mắc bệnh tiểu đường

0
53
Những bệnh nhân đái tháo đường khi có thai, cần điều trị tình trạng tăng đường huyết, theo dõi đường huyết để điều chỉnh được nồng độ đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và insulin để tránh tử vong và các biến chứng cho thai nhi. Chế độ ăn uống của người bệnh này cũng cần chú ý đặc biệt, bởi lẽ nhu cầu calo của phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm calo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai.

 

Tiểu đường thai nghén là gì?

 

– Tiểu đường thai nghén hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ – đái tháo đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Tiểu đường thai nghén là tình trạng không dung nạp carbohydrate bắt đầu xuất hiện hoặc lần đầu được phát hiện trong quá trình có thai.

 

– Tiểu đường thai nghén sẽ hết sau khi sinh, hoặc sẽ  trở thành bệnh lý mạn tính.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ bị tiểu đường

 

Lựa chọn thực phẩm

 

– Những loại thực phẩm phụ nữ mang thai nên dùng nhiều là ngũ cốc, rau quả giàu chất xơ, hoa quả tươi. Ngoài ra, đậu và mì pasta cũng rất giàu lượng carbohydrate tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

 

– Một chê độ ăn hoàn hảo cho bà bầu tiểu đường là 3-5 phần rau, 2-4 phần hoa quả, 2-3 phần protein và 3 phần các sản phẩm sữa.

 

Chế độ ăn: Ăn nhỏ chia nhiều bữa

 

– Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày, có thể chia thành 5- 6 bữa/ ngày.

 

– Thai phụ cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

 

Ăn nhiều rau, hoa quả, chất xơ

 

– Điều này giúp giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao sau bữa ăn.

 

– Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: Quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Hãy chắc chắn rằng có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cũng có thể thêm quả vào bữa sáng; nên chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.

 

Giảm chất béo

 

– Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad.

 

– Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào. Cắt chất béo từ thịt.

 

Không nhịn đói, bỏ bữa

 

– Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn.

 

– Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

 

Bổ sung sắt, vitamin D

 

– Tránh tình trang thiếu máu cho mẹ  bằng cách bổ sung thêm sắt bằng viên uống và thực phẩm hàng ngày.

 

– Tắm nắng, ăn uống hợp lý bổ sung vitamin D tránh tình trang bé bị còn xương suy dinh dưỡng.

 

Không ăn quá nhiều thức ăn có đường

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas…Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.

 

– Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc.

 

 

Dinh dưỡng tốt là điều đặc biệt quan trọng trong thai kì đối với người bị tiểu đường. Tiểu đường phát triển khi cơ thể của bạn không thể sản sinh hoặc sử dụng đủ insulin, một hormone tạo bởi tuyến tụy biến đường glucose thành “nhiên liệu hữu dụng” trong máu. Khi một lượng lớn đường glucose tích lại trong máu có nghĩa là các tế bào không nhận được “nhiên liệu” chúng cần. Lượng đường cao trong máu ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính thai phụ và giảm biến chứng thai kỳ.

Theo NTD

Chế độ dinh dưỡng của thai phụ mắc bệnh tiểu đường

 

Theo NTD