Theo dõi sản dịch sau sinh

0
147
Sau khi sinh người phụ nữ nào cũng sẽ có hiện tượng chảy máu ra từ âm đạo người ta gọi đó là sản dịch. Chất sản dịch có màu đỏ tươi trong những ngày đầu sau sinh vì trong thành phần của sản dịch có máu, các tổ chức phần màng bị thoái hóa hoại tử và dính máu. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường sau khi sinh, tuy nhiên việc bài tiết sản dịch cần được theo dõi nghiêm ngặt vì có một vài hiện tượng bất thường sảy ra sau khi sinh có biểu hiện bất thường trong việc bài tiết sản dịch.

Sau khi sinh người phụ nữ nào cũng sẽ có hiện tượng chảy máu ra từ âm đạo người ta gọi đó là sản dịch. Chất sản dịch có màu đỏ tươi trong những ngày đầu sau sinh vì trong thành phần của sản dịch có máu, các tổ chức phần màng bị thoái hóa hoại tử và dính máu. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường sau khi sinh, tuy nhiên việc bài tiết sản dịch cần được theo dõi nghiêm ngặt vì có một vài hiện tượng bất thường sảy ra sau khi sinh có biểu hiện bất thường trong việc bài tiết sản dịch.

 

Sản dịch bình thường sau sinh như thế nào?

 

Sản dịch xuất hiện sau 2- 3 ngày sau khi sinh . Hiện tượng này kéo dài ít nhất là 10 ngày, ở một số người có thể kéo dài 2- 3 tuần sau khi sinh, kể cả ở những người sinh thường lẫn sinh mổ.

 

Sản dịch có màu khác nhau theo thời gian: Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi, sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau 2 – 4 tuần sau khi sinh.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Sản dịch thông thường có mùi tanh của máu nhưng không hôi. Trong 72 giờ sau khi sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, sau đó sẽ ít dần đi.

 

Phân loại sản dịch

 

Chất sản dịch màu đỏ giống máu: sau khi sinh chất sản dịch ra nhiều trong những ngày đầu chủ yếu là máu, máu đỏ tươi, thỉnh thoảng có những cục nhỏ.

 

Chất sản dịch thể sền sệt: chất sản dịch màu máu đỏ tươi từ sau 3 – 5 ngày dần chuyển sang màu nâu nhạt, lượng máu dính trong đó ít dần, chất dịch cổ tử cung và âm đạo ra nhiều, ngoài ra còn có chất thải từ sự hoại tử tế bào phần màng.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Chất sản dịch màu trắng: Từ ngày thứ 10 trở đi, chất sản dịch chuyển sang màu nâu vàng hoặc màu trắng, trong đó có một lượng lớn chất hoại tử từ tế bào phần màng, tế bào biểu bì, nhiễm khuẩn và dịch sệt.

 

Các dấu hiệu bất thường ở sản dịch

 

Sản dịch ra ngày càng nhiều, màu sắc ngày càng đỏ, đậm hơn, hoặc có nhiều cục. Sản dịch tiết ra có mùi hôi thối, hoặc thối như mùi thịt rữa.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Sản dịch màu đỏ kéo dài hoặc có màu nâu đất và có mùi hôi, vẩn đục, hơn nữa lại đau bụng dưới và sốt.

 

Không thấy sản dịch: Có thể sản phụ mắc phải vấn đề về bế sản dịch sau khi sinh.

 

 

Sản dịch là hiện tượng sinh lý thông thường sau khi sinh, bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, âm hộ, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có mùi hôi. Phụ nữ sau sinh cần theo dõi số lượng cũng nhưu tính chất sản dịch, đề phòng các nguy cơ về nhiễm khuẩn hậu sản, băng huyết ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

Theo NTD

Theo dõi sản dịch sau sinh

 

Theo NTD