Sốt hậu sản và những điều cần biết

0
107
Sốt hậu sản do nhiều nguyên nhân gây lên, có thể nguyên nhân là do các bệnh nội ngoại khoa toàn thân, các bệnh tuyến vú hay các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản tại âm hộ, tầng sinh môn, viêm tử cung, nhiễm khuẩn huyết… để điều trị dứt diểm, trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, vì vậy việc sản phụ vệ sinh vùng kín, ăn uống sau sinh, tự theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường và kiểm tra điều trị.

 

 

Sốt hậu sản là gì?

 

Sốt hậu sản là sốt từ trên 24h sau sinh với thân nhiệt từ 38ºC trở lên, do nhiều nguyên nhân khác nhau với mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Các trường hợp sốt sau đẻ không nên điều trị tại tuyến xã.

 

Nguyên nhân gây sốt hậu sản

 

Sốt do bệnh nội – ngoại khoa: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận cấp…), sốt rét, viêm phổi, thương hàn, viêm gan do virut…

 

Sốt sau đẻ do các nguyên nhân tại vú: cương vú, viêm vú…

 

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Sốt sau đẻ do nhiễm khuẩn hậu sản:

 

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (6 tuần lễ sau đẻ). Tác nhân gây bệnh thường là loại liên cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn, các loại vi khuẩn yếm khí… Vi khuẩn có thể lây từ tay của người hộ sinh, từ các dụng cụ đỡ đẻ, vệ sinh sau đẻ không tốt…

 

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng rau bám, vết rách của đường sinh dục khi đẻ hoặc do tiêm chích. Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây viêm vùng chậu nếu không được điều trị thích đáng sẽ dẫn tới choáng nhiễm khuẩn, suy thận và có thể tử vong. Về lâu dài có bị viêm vùng chậu mãn tính, chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.

 

Các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản:  Vỡ ối sớm (non), chuyển dạ kéo dài (hơn 24 giờ), khám âm đạo nhiều lần không đảm bảo vệ sinh, đỡ đẻ không vô khuẩn, chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau đẻ không tốt. Can thiệp vào buồng tử cung, âm đạo như đặt Forceps, giác hút, bóc rau, kiểm soát tử cung, sót rau, rách: âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, băng huyết. Mẹ bị bệnh trong khi mang thai như: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, nhiễm độc thai, nhiễm khuẩn âm đạo…

 

Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản

 

– Nhiễm khuẩn tấng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung 

– Viêm nội mạc tử cung 

– Viêm tử cung toàn bộ, viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

– Viêm phúc mạc toàn bộ:

– Nhiễm khuẩn huyết 

 

Điều trị sốt hậu sản

 

Nhiễm khuẩn hậu sản phải được điều trị càng sớm càng tốt. Ngay cả khi được điều trị, nhiễm khuẩn vẫn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và chủ động phòng ngừa tích cực.

 

Nhiễm khuẩn hậu sản nếu không được điều trị thích đáng có thể lan từ tử cung vào ổ bụng, gây viêm vùng chậu mạn tính, chửa ngoài tử cung, vô sinh, nhiễm khuẩn có thể đi vào máu, gây choáng và tử vong.

 

Khi sản phụ có dấu hiệu sốt sau sinh cần phải đi khám ngay tại các chuyên khoa Phụ Sản gần nhất để được tìm nguyên nhân và điều trị.

 

Phòng bệnh

 

Để tránh sốt sản hậu, sản phụ cần được điều trị khỏi căn bệnh viêm nhiễm được sinh dục trước khi sinh.

 

Bảo đảm các quy tắc vô khuẩn trong khi  thăm khám sản khoa và đỡ đẻ.

 

Cần điều trị dự phòng bằng kháng sinh đối với các trường hợp vỡ ối non ( trên 6 giờ).

 

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Trong khoa sản, chú ý cách ly các sản phụ nhiễm khuẩn.

 

Các phòng khám đỡ đẻ phải bảo đảm vệ sinh khử khuẩn thường xuyên.

 

Dụng cụ khám thai, đỡ đẻ phải được khử khuẩn triệt để, thầy thuốc phải bảo đạm vô khuẩn trong khi thăm khám đỡ đẻ, không được tùy tiện.

 

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt hậu sản cho bà mẹ sau sinh, dù nguyên nhân gây sốt là gì thì cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, vì vậy cách phòng tránh ngay từ đầu là điều rất quan trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ

Theo NTD

Sốt hậu sản và những điều cần biết

 

Theo NTD