Tại sao phụ nữ bị cường giáp được khuyên không nên mang thai?

0
68
Cường giáp xảy ra ở 1/1500 phụ nữ mang thai. Tuy không phải là bệnh phổ biến, cường giáp có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Do những biến chứng nguy hiểm có thể xẩy ra khi mang thai nên những phụ nữ mắc bệnh này được các bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên mang thai cho đến khi bệnh được khống chế và đi vào ổn định.

Hội chứng cường giáp và thai kỳ

 

Cường giáp ở thai phụ là bệnh nội tiết xếp thứ hai sau đái tháo đường thai kỳ; chiếm tỷ lệ 1-3% thai kỳ. Cường giáp sinh học thuờng gặp hơn, cường giáp lâm sàng chiếm tỷ lệ 0,2% truờng hợp.

 

Tình trạng tăng chuyển hóa sinh lý kế hợp thai kỳ làm việc phát hiện và chẩn đoán trở nên khó khăn nếu không được phát hiện trước lúc mang thai.

 

Điều quan trọng là cần nhận biết sớm một số dấu hiệu gợi ý như: Tim tim nhanh kéo dài, không tăng cân đều, nôn nhiều bất thường kéo dài sau 3 tháng đầu thai kỳ.

 

hội chứng cường giáp, cường giáp với thai kỳ, phụ nữ mang thai, bệnh nội tiết, thai phụ, thai kỳ, ảnh hưởng thai kỳ, suy giáp thai nhi, thyroxin cao trong máu, tăng chuyển hóa, cường giáp trạng

 

Những lý do khiến phụ nữ mắc bệnh này không nên mang thai

 

Những phụ nữ bị cường giáp được khuyên không nên mang thai vì khi bị cường giáp thì nồng độ hormon thyroxin trong máu mẹ rất cao.

 

Thyroxin gây ra các triệu chứng điển hình như tay run, nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, nặng hơn nữa là suy tim.

 

Thyroxin đi vào thai nhi, tạo ra nồng độ cao trong máu thai, dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể gây dị tật, dị dạng thai.

 

Khi có thai mà bị cường giáp nặng phải dùng các loại kháng giáp tổng hợp. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như methylthiouracil (MTU), methimazol, carbimazol, thyrozol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi. Riêng PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.

 

 Khi có thai mà bệnh tiến triển nặng thì có nguy cơ bị các cơn cường giáp cấp (gọi là bão giáp), gây tử vong mẹ với tỷ lệ khá cao. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơn cường giáp có thể giảm xuống nhưng sau khi đẻ lại tăng lên, gây trở ngại cho việc nuôi con.

 

Vì vậy, thầy thuốc khuyên người phụ  nữ bị hội chứng cường  giáp (Basedow hoặc bưới đa nhân nhiễm độc) không nên có thai, nhất là khi bệnh đang tiến triển, hãy chữa khỏi bệnh rồi mới có thai.

 

Như vậy, vì sự an toàn tính mạng cho người phụ nữ thì các bác sĩ chuyên khoa nội tiết thường khuyên những phụ nữ mắc hội chứng cường giáp này không nên mang thai. Không những việc mang thai khi đang bị bệnh có thể gây tử vong cho người mẹ mà việc điều trị bệnh trong khi mang thai cũng làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và sức khỏe của thai nhi. Vì thế những phụ nữ mắc hội chứng cường giáp đã được phát hiện cần điều trị tích cực và cân nhắc thật kỹ trước khi mang thai.

Theo NTD

Tại sao phụ nữ bị cường giáp được khuyên không nên mang thai?

 

Theo NTD