Nguyên tắc điều trị HIV cho phụ nữ mang thai
– Tùy thuộc vào thời điểm xác định HIV dương tính vào giai đoạn mấy của thai kỳ mà các bác sỹ sẽ có các chỉ định dự phòng phù hợp.
– Đối với phụ nữ mang thai khẳng định nhiễm HIV, khuyến cáo bắt đầu điều trị khi lượng tế bào CD4 xuống dưới ngưỡng 350/1ml máu không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Thời điểm bắt đầu điều trị ARV ở phụ nữ mang thai không cần phụ thuộc vào tuổi thai, cần điều trị liên tục trong suốt quá trình mang thai, khi sinh và sau sinh, có nghĩa càng sớm càng tốt, sau khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị. Việc điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ.
Phác đồ điều trị
– Đối với phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị ARV, phác đồ điều trị bậc một ưu tiên phải bao gồm AZT + 3TC làm trụ cột. Các phác đồ thay thế được khuyến cáo bao gồm TDF + 3TC (hoặc FTC) + NVP và TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV.
(Trong đó: AZT (zidovudine), 3TC (lamivudine), NVP (nevirapine), EFV (efavirenz), TDF( tenofovir), FTC (emtricitabine): là viết tắt các tên thuốc điều trị ARV).
– Việc điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ vì các thuốc kháng virus có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đã được điều trị ARV, cần sử dụng NPV hàng ngày cho đến khi được 6 tuần tuổi (đối với trẻ bú mẹ). Sử dụng AZT hoặc NVP (đối với trẻ không bú mẹ).
– Phụ nữ mang thai nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị ARV, cần được dự phòng hiệu quả bằng ARV để ngăn chặn sự lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh, ngay ở tuần thai thứ 14, hoặc càng sớm càng tốt khi bà mẹ đến khám ở giai đoạn muộn của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ hoặc trong khi sinh
Tác dụng phụ của ARV và sự thay đổi trong khi có thai.
– Một số tác dụng của thuốc điều trị HIV rất giống những thay đổi có thể xảy ra trong thời kỳ có thai, ví dụ như cảm giác buồn nôn và ốm nghén, và nôn do ARV. Do vậy lại càng khó để khẳng định nguyên nhân của các triệu chứng này là ARV hay do thai nghén.
– Thiếu máu (lượng hồng cầu thấp): Có thể gây ra trạng thái mệt mỏi. Đây là tác dụng phụ rất phổ biến của cả AZT và thai nghén. Xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định được điều này. Nếu bị thiếu máu có thể uống bổ sung viên sắt.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Tiểu đường: Khi mang thai, người phụ nữ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Phụ nữ đang dùng thuốc ức chế protease khi mang thai có nguy cơ bị biến chứng phổ biến này hơn. Lượng glucose phải được theo dõi chặt chẽ và sàng lọc tiểu đường khi có thai.
– Nhiễm acid lactic: Thai nghén có thể là một yếu tố nguy cơ khác nữa của việc tăng lượng acid lactic. Thông thường gan điều chỉnh được lượng acid này. Nhiễm acid lactic tuy hiếm gặp nhưng là một tác dụng phụ gây tử vong tiềm ẩn của chất đồng đẳng nucleosid. Sử dụng đồng thời d4T và ddl khi có thai đặc biệt có nguy cơ cao. Sự phối hợp này không được khuyến cáo trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai cần điều trị HIV sớm ngay từ khi phát hiện. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, sinh nở an toàn và nuôi con an toàn, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%. Nhưng nếu không có các can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nguy cơ mẹ lây truyền HIV sang con có thể từ 25-40%.
Điều trị HIV cho phụ nữ mang thai
Theo NTD