Tổng quan
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như giang mai, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mãn tính, do song cầu khuẩn gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae.
Bệnh lậu lây truyền như thế nào?
Qua đường tình dục là con đường lây chủ yếu.
Lây truyền từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm khuẩn ối gây đẻ non, nhiễm trùng bào thai, thai nhi trong khi sinh rất dễ nhiễm vi khuẩn lậu có trong chất dịch tiết r từ cổ tử cung dẫn đến viêm mắt, có thể gây mù lòa.
Nguồn ảnh: Internet.
Truyền nhiễm gián tiếp: như tiếp xúc với những dụng cụ đồ vật đã nhiễm chất dịch có vi khuẩn song cầu lậu như khăn tắm bồn tắm, nhà vệ sinh, hoặc các thiết bị y tế chưa được khử trùng đều có thể nhiễm bệnh.
Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu
Nam giới
Thời kì ủ bệnh thường 3-6 ngày, nhưng cũng có thể lên tới 1-3 tuần, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng và thời gian kéo dài thì bệnh sẽ càng có mức độ nặng hơn.
Giai đoạn cấp tính
– Sau thời kì ủ bệnh, thấy tương đối ngứa, đường tiểu thấy nhột nhột, tiết dịch niệu đạo sau vài giờ, sau đó sẽ đục dần và chuyển thành mủ vàng, màu vàng của mủ hơi trắng.
– Tiếp theo hai mép của qui đầu sẽ tấy đỏ, sưng nề, khi đi tiểu thấy nóng rát ở dương vật, tiểu gắt, tiểu buốt, cảm giác đau như bị dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng hơn có thể chảy máu owr qui đầu.
– Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, mình mẩy đau nhức.
Giai đoạn mãn tính
– Ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời hoặc quá trình điều trị không hiệu quả, triệu chứng sẽ giảm dần nhưng vi khuẩn vẫn còn và bệnh sẽ sang giai đoạn mới là giai đoạn lậu mãn tính.
Nguồn ảnh: Internet.
– Vi khuẩn từ niệu đạo trước xâm nhập sâu dần vào các tuyến và niệu đạo sau, phát triển và sinh sôi, sẽ mất dần các triệu chứng chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng ( giọt sương mai) và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, sử dụng chất kích thích như bia rượu.
Nữ giới
Rất khó xác định thời gian ủ bệnh.
Giai đoạn cấp tính: Diễn biến triệu chứng rất âm thầm, không hề rõ ràng như ở nam giới. Có khoảng 97% không có biểu hiện gì, 3% còn lại có một số biểu hiện dễ nhận ra như tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
Giai đoạn mãn tính: Không có biểu hiện gì rõ dệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với một số căn bệnh xã hội khác.
Trẻ nhỏ
Trẻ bị nhiễm bệnh lậu cầu từ mẹ lúc sinh rất dễ bị viêm kết mạc mắt, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt trẻ bị sưng, phù nề, đỏ và có mủ vàng.
Tình trạng này có thể phòng bằng cách nhỏ Natri bạc vào mắt cho trẻ lúc mới sinh ra. Ngoài ra, bệnh lậu còn gây bệnh ở những nơi khác trong cơ thể như lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, vùng hậu môn, trực tràng…
Phòng bệnh
Khi quan hệ tình dục tốt nhất nên sử dụng bao cao su, đặc biệt là với bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người triệu chứng không rõ ràng hoặc không có triệu chứng .
Nguồn ảnh: Internet.
Nếu đã bị nhiễm căn bệnh lậu, hãy tránh việc quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chưa kết thúc. Người bệnh vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không tạo ra được 1 hệ miễn dịch vĩnh viễn.
Cần đến bác sĩ để khám thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn và không bị tái nhiễm .
Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn không phải lo lắng về căn bệnh xã hội nguy hiểm này.
Không mặc chung đồ lót, không dung chung vật dụng như khăn tắm với người khác nếu bạn không biết rõ người đó có an toàn hay không.
Bệnh lậu thường phát hiện ở nam giới trước do sự biểu hiện rầm rộ trong giai đoạn cấp tính. Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục, nam giới và nữ giới (cần động viên cả bạn tình) đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và trở thành lậu mạn tính sẽ rất khó điều trị. Do vậy, việc phòng tránh bệnh lậu là rất cần thiết.
Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu.
Theo NTD