Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên biết

0
43
Gần đến ngày dự sinh, thai phụ bắt đầu xuất hiện các cơn đau chuyển dạ nhưng rồi họ phải chờ đợi nhiều giờ đồng hồ sau đó vì những cơn đau chỉ là những dấu hiệu đầu tiên khởi phát chuyển dạ. Trong trường hợp này hãy lưu ý những dấu hiệu khởi phát chuyển dạ dưới đây để bình tĩnh và kịp thời tới cơ sở y tế chuyên khoa.

 

Những dấu hiệu chuyển dạ

 

Những dấu chiệu chuyển dạ xuất hiện nhiều khi thai đủ 37 – 40 tuần tuổi. Nếu mẹ bầu là người nhạy cảm và tinh ý, biết cách lắng nghe cơ thể mình thì những tuần trước ngày sinh bạn sẽ dễ dàng nhận ra  1 số dấu hiệu chuyển dạ như:

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Thai ít quẫy đạp hơn: Giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung của người mẹ không còn không gian cho bé quẫy đạp như trước, bé sẽ ít hoạt động hơn trước. Nếu mẹ cảm thấy bé không cử động trong nhiều giờ liên tục và đã dùng nhiều cách để kích thích sự trả lời của bé thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

 

– Giảm cân: Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1 -1,4 kg.

 

– Bị tiêu chảy nhẹ: Trường hợp gần ngày sinh bị tiêu chảy nhẹ trong khi ăn uống vẫn đảm bảo hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải hiện tượng, là do hệ đường ruột đang tự sục rửa cho chính mình để chuẩn bị cho cuộc sinh thôi mà.

 

– Ra dịch nhớt hồng:  Đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của thai phụ đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi thai phụ ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

 

– Rò rỉ nước ối và vỡ ối: Thai phụ bị vỡ ối nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ nào. Nếu thời gian này kéo dài từ 24-48 tiếng sau khi màng ối vỡ mà em bé vẫn chưa sinh thì cần đến ngay bệnh viện vì lúc này em bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao do không còn màng ối bảo vệ.

 

– Bản năng nằm ổ: Thai phụ dọn dẹp sạch sẽ lại nhà cửa, mua mới một số đồ nội thất để trang hoàng lại nhà cửa. Điều này người ta gọi là bản năng nằm ổ của người mẹ nhằm chào đón con yêu ra đời.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Xuất hiện các cơn đau co tử cung : Trước ngày sinh vài tuần bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn cơ đau tử cung theo kiểu đau bụng kinh với mức độ nhẹ rồi nặng dần. Tần suất của các cơn gò có thể 20-30 phút/cơn, đôi khi là 5-10 phút mới xuất hiện rồi dừng lại.

 

Khi nào cần tới bệnh viện

 

– Việc khởi phát chuyển dạ và hạ sinh em bé không phải xuất hiện cùng một lúc vì vậy mẹ bầu nên bình tĩnh để thu xếp đồ dùng, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu thai phụ đã có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

 

– Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Muốn biết điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.

 

– Bạn thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi, thai phụ cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

 

Các biện pháp giảm đau khi có dấu hiệu chuyển dạ

 

Xoa bóp: Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để xoa bóp vùng quanh thắt lưng hoặc các điểm nhức mỏi khắp cơ thể.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Đi lại nhẹ nhàng: Thai phụ nên đị lại, hoạt động nhẹ nhàng thay vì nằm ì trên giường.  Điều này nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn đồng thời giúp thai phụ quên bớt đi sự “hành hạ” bới những cơn đau.

 

Cố quên đi những cơn đau: Thai phụ nên suy ngĩ tích cực và phân tán tư tưởng để không nghĩ đến những cơn đau.

 

Tắm nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm giảm sự căng cơ, giảm căng thẳng và hạn chế những cơn đau chuyển dạ cho thai phụ.

 

 

Đa số sản phụ không biết chắc chắc về thời điểm chuyển dạ. Dù mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau, nhưng vẫn có những dấu hiệu chung. Chuyển dạ có thể kéo dài, nên ban đầu chưa cần nhập viện vội. Đến khi các cơn co thắt diễn ra thường xuyên (cách nhau khoảng 5 phút hoặc ngắn hơn), bị vỡ ối, ra máu thì nên vào bệnh viện ngay lập tức. Tuy nhiên, để quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ, thai phụ cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và sớm quyết định về việc sẽ sinh tại nhà, hay sinh ở bệnh; rồi nên sinh thường hay sinh mổ.

Theo NTD

Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên biết

 

Theo NTD