Sốt phát ban nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.

0
44
Sốt phát ban là một bệnh thường gặp ở trẻ em, có hai loại là ban đỏ và ban đào nhưng thường chỉ có ban đỏ là gây biến chứng, với nhiều biến chứng nặng nề. Biến chứng sốt phát ban nhiễm trùng cũng không phải là hiếm gặp với những trẻ không được chăm sóc tốt sau khi sốt phát ban.

 

Tổng quan về sốt phát ban

 

Sốt phát ban là bênh hay gặp ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi, do lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

 

sốt, sốt phát ban, bệnh ban đỏ, bệnh ban đào, kháng thể, hệ miễn dịch, dấu hiệu mất nước,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Sốt phát ban do nhiều loại siêu vi gây lên nhưng có hai loại chính là bệnh sởi gọi là ban đỏ và rubella còn gọi là ban đào. Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm phế quản-phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não-màng não… Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng.

 

Triệu chứng

 

Sốt tăng cao đột ngột sau 1 vài ngày bị bệnh hoặc biến chứng muộn hơn, có thể dẫn đến co giật khi nhiệt độ trên 39-40ºC (nhất là trong trường hợp viêm não-màng não).

 

Các dấu hiệu đặc trưng khác do biến trứng nhiễm trùng của ban đỏ gây lên.

 

Nhịp thở tăng nhanh, kèm theo khò khè, khó thở hoặc tím tái… tùy vào biến chứng của bệnh.

 

sốt, sốt phát ban, bệnh ban đỏ, bệnh ban đào, kháng thể, hệ miễn dịch, dấu hiệu mất nước,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Môi khô, mắt trũng nếu bù nước không đủ.

 

Rét run, ớn lạnh khi nhiệt độ cơ thể tăng cao.

 

Chăm sóc trẻ phát ban nhiễm trùng

 

Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh.

 

Uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức.

 

Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh nhiễm trùng cơ hội.

 

Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan trong cộng đồng.

 

Cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có sốt phát ban và kèm theo ho.

 

sốt, sốt phát ban, bệnh ban đỏ, bệnh ban đào, kháng thể, hệ miễn dịch, dấu hiệu mất nước,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp như: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh. Che miệng khi ho, hắt hơi. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.

 

Cần phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng bệnh.

 

 

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, có tính chất lây lan nhanh. Khi có biểu hiện sốt phát ban, người bệnh cần tránh tiếp xúc chỗ đông người, nếu phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang, hoặc nếu có điều kiện thì tốt nhất là cách li một thời gian ngắn để phòng bệnh và tránh lây lan cho người khác.

Theo NTD

Sốt phát ban nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.

 

Theo NTD