Tại sao trẻ bị sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc những biến đổi về chuyển hóa bên trong cơ thể. Khi đó, sốt chính là triệu chứng của một số bệnh lý trẻ mắc phải.
Nguồn ảnh: Internet.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt là virus và vi khuẩn. Sốt khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm… thường chỉ kéo dài 3-4 ngày. Trường hợp này, trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban …thường là lành tính.
Trường hợp thứ hai, khi sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mêm gọi hỏi không biết… có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Những biểu hiện của trẻ bị sốt
Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu.
Mệt mỏi.
Thở gấp.
Ngủ lơ mơ.
Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C.
Nguồn ảnh: Internet.
Chăm sóc trẻ bị sốt thông thường
Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường.
Theo dõi nhiệt độ mỗi giờ.
Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí nhưng không có gió lùa.
Không để quạt chĩa thẳng vào người trẻ ngay cả khi trời rất nóng.
Nếu dùng điều hoà nhiệt độ chỉ nên để nhiệt độ ở khoảng 27-28 độ.
Cởi bớt và nới rộng quần áo.
Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu.
Nếu thân nhiệt của bé không cao quá 38o5 thì không nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay à chỉ nên sử dụng bằng các phương pháp hạ nhiệt khác.
Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì nên dùng thuốc hạ nhiệt theo chỉ dẫn của bác sĩ, các thuốc hạ nhiệt thường dùng là paracetamole, Cứ 4 – 6 giờ một lần, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống từ 10 – 15mg Paracetamol/ mỗi kg cân nặng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Phụ huynh không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.
Có thể áp dụng thêm phương pháp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm (bằng với nhiệt độ nước tắm của bé là được). Sau đó, dùng năm cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 – 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách cho trẻ.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 37,5oC. Với trẻ lớn hơn thì khi thân nhiệt của bé từ 38,5oC trở lên.
Nguồn ảnh: Internet.
Sốt dưới 38,5oC nhưng kéo dài vài ngày.
Nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối.
Đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường.
Đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5oC.
Đã dùng thuốc hạ nhiệt theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không giảm.
Sốt là triệu chứng khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, vì vậy việc chăm sóc tốt khi trẻ cso dấu hiệu của sốt rất quan trọng. Tiếp theo đó là tìm ra nguyên nhân gây sốt và điều trị nguyên nhân là cách hiệu quả nhất để hạ sốt.
Các mẹ cần làm gì khi các bé bị sốt
Theo NTD