Một số nơi có phong tục circumcision (cắt bỏ lớp da quy đầu khiến cho đầu dương vật lộ ra) vì lý do tôn giáo hoặc vệ sinh (để cơ quan sinh dục được sạch sẽ, tránh bị hẹp bao quy đầu). Phẫu thuật này ngày nay đã giảm đi vì quan niệm mới cho là không cần thiết. Hơn nữa, việc phẫu thuật nhiều khi gây đau đớn cho em bé, làm chảy máu, sưng nơi vết mổ cả mấy ngày. Nhiều người muốn giữ lại da quy đầu để đầu dương vật khỏi bị cọ xát, giữ độ nhạy cảm của nó.
Những bác sĩ theo quan điểm giữ da quy đầu giải thích rằng, việc cắt bỏ sẽ dẫn đến một số vấn đề như đầu dương vật và âm thần mất sự che chở nên dễ nhiễm trùng, miệng ống tiểu dễ bị chít hẹp. Cắt da quy đầu cũng có nghĩa là cắt bỏ một số cơ thịt và dây thần kinh; vì vậy, dương vật thường ở vị thế nằm rũ khi không cương. Khoái cảm trong quan hệ tình dục cũng giảm bớt. Theo họ, chỉ nên cắt da quy đầu khi có vấn đề sức khỏe do nó gây ra, và khi người cắt tự nguyện.
Khi nào cần cắt da bao quy đầu cho trẻ?
Ở trẻ nhỏ phần lớn bị Hẹp Bao Quy Đầu sinh lý, tức là Bao Quy Đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa Bao Quy Đầu và qui đầu. Biểu hiện là Bao Quy Đầu không lộn ra ngoài được, kể cả dùng tay không kéo phần da ra được. Nếu dùng tay kéo ra được thì gọi là thừa da qui đầu.
Hẹp Bao Quy Đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Bao Quy Đầu dễ bị viêm nhiễm, chất tiết đọng lại thành mảng trắng. Lúc trưởng thành, Hẹp Bao Quy Đầu thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được.
Cách điều trị Hẹp Bao Quy Đầu ở trẻ nhỏ:
Hẹp Bao Quy Đầu ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da qui đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, và gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, hoặc cũng có thể dẫn đến ung thư dương vật.
Giải pháp tốt cho điều trị Hẹp Bao Quy Đầu hiện nay rất đơn giản và hiệu quả, đối với trẻ dưới 5 tuổi, thường dùng thuốc thoa tại chỗ, có corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone, thoa lên bao quy đầu, 3 lần mỗi ngày trong thời gian 6 tuần, dưới tác dụng của corticosteroid thì Bao Quy Đầu giãn ra và tuột xuống được; đối với trẻ trên 6 tuổi mà Bao Quy Đầu chưa tuột ra và đã bôi thuốc mà không kết quả, kể cả người lớn, kèm theo mỗi lần đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay thường bị viêm Bao Quy Đầu, thì nên tiểu phẫu Cắt Bao Quy Đầu.
Cần phải điều trị hẹp bao quy đầu càng sớm càng tốt, khi trẻ 1-2 tuổi, muộn nhất là trước tuổi dậy thì, nếu không sau sẽ rất khó chữa nguy cơ biến chứng cao. Dương vật bị viêm mãn tính rất có thể phát triển thành bệnh ung thư.
Nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn con mình thực hiện phẫu thuật này, nên lưu ý:
– Yêu cầu em bé được cho thuốc giảm đau trước khi giải phẫu.
– Thay băng nhiều lần trong ngày để tránh nhiễm trùng.
– Vết mổ có thể rỉ máu vài ngày.
– Sau mổ, em bé có thể không tiểu tiện trong vòng 6-8 giờ.
– Cắt da quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, có thể thực hiện ngay tại phòng mạch bác sĩ và vết thương sẽ lành sau vài tuần lễ.
Người trưởng thành đôi khi cũng cần cắt da quy đầu. Đó là các trường hợp sau:
– Thường xuyên bị nhiễm trùng cơ quan tiểu tiện, nhất là ở người mắc bệnh tiểu đường, vì đường trong nước tiểu dính dưới da quy đầu sẽ là môi trường thuận lợi cho vi trùng sinh sản.
– Khi da quy đầu quá co chặt gây khó khăn trong quan hệ tình dục.
– Sợ bị ung thư cơ quan sinh dục.
– Muốn mổ vì lý do thẩm mỹ.
Nên và không nên cắt bao quy đầu ở trẻ.
Theo NTD