Sa tử cung là gì?

0
159
Sa tử cung (Sa sinh dục) là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ ,thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng. Sa tử cung thường rất khó phát hiện khi ở mức độ nhẹ, ở mức độ nặng gây ra những khó khăn trong vấn đề sinh sản

 

Tổng quan về sa tử cung

 

Bệnh sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Bệnh sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi. Bệnh này thường gặp nhất ở những phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những phụ nữ đã sinh nở.

 

Bệnh sa tử cung chia thành 3 độ:

 

– Sa tử cung độ 1: Đây là dạng sa tử cung nhẹ nhất, khi tử cung sa xuống thập thò ở âm đạo.

 

– Sa tử cung độ 2: Tử cung đã sa xuống, lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo.

 

– Sa tử cung độ 3: Sa tử cung mức độ nặng, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo.

 

Nguyên nhân sa tử cung

 

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, nhất là khi bệnh nhân chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc sinh nhanh.

 

Sa sinh dục thường gặp ở những người sinh nhiều lần, khoảng cách sinh dày. Nguồn internet

 

Ngoài ra với những người phụ nữ sinh nhiều lần, khoảng cách sinh dày, phai lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ làm áp lực ổ bụng tăng lên khi các tổ chức còn yếu, rối loạn dinh dưỡng hay do cơ địa của người bệnh.

 

Triệu chứng sa tử cung

 

Sa tử cung có một số triệu chứng như sau:

 

– Đau nhiều khi quan hệ tình dục và không đạt được khoái cảm, đau lưng dữ dội, luôn có cảm giác trì nặng vùng chậu.

 

– Bên cạnh sa tử cung còn kéo theo sa niệu đạo hay mót đi tiểu, tiểu tiện không tự chủ do căng thẳng thần kinh.

 

– Ngoài ra còn có biểu hiện sa trực tràng, thấy khó khăn trong việc đi tiêu.

 

Điều trị sa tử cung

 

Điều trị nội khoa: Với những bệnh nhân già yếu, mắc bệnh mãn tính, không có điều kiện phẫu thuật. Có 3 khả năng áp dụng :

 

– Phục hồi chức năng, đặc biệt là ở tầng sinh môn: Tập các bài tập co cơ để phục hồi cơ nâng ở vùng đáy chậu. Phương pháp này có thể làm mất các triệu chứng cơ năng và lùi lại thời gian phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật thì việc phục hồi cơ đáy chậu cũng làm hạn chế tái phát sau mổ

 

– Vòng nâng đặt trong âm đạo: Ngày nay ít có chỉ định

 

– Sử dụng estrogen: Đôi khi có tác dụng tốt với 1 số trường hợp có triệu chứng cơ năng như đau bàng quang, giao hợp đau, có tác dụng tốt để chuẩn bị phẫu thuật.

 

Điều trị ngoại khoa

 

– Là phương pháp chủ yếu trong điều trị sa sinh dục. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn.

 

– Các yếu tố có liên quan tới sự lựa chọn phương pháp phẫu thuật gồm tuổi tác, khả năng sinh đẻ sau phẫu thuật, khả năng sinh lý tình dục, thể trạng của người bệnh và mức độ sa tử cung.

 

– Có 3 phương pháp phẫu thuật sa tử cung:

 

Phương pháp Manchester

 

Chỉ định chủ yếu cho phụ nữ còn trẻ, muốn có con và sa độ 2. Phẫu thuật này cũng có thể áp dụng cho bệnh nhân già sa sinh dục độ II mà không chịu được 1 cuộc phẫu thuật lớn.

 

Phương pháp crossen

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Chỉ định với sa tử cung độ III. Tiến hành khi cổ tử cung không bị viêm loét

 

– Cắt tử cung hoàn toàn theo đường âm đạo. Buộc chéo các dây chằng Mackenrodt và dây chằng tròn bên kia để treo mỏm cắt khâu vào nhau thành cái võng chắc, chống sa ruột. Sau đó khâu nâng bàng quang, làm lại thành trước và khâu cơ nâng hậu môn, làm lại thành sau âm đạo

 

Phương pháp Lefort

 

– Áp dụng cho người già, không còn quan hệ sinh lý, âm đạo cổ tử cung không viêm nhiễm. Với kĩ thuật khâu kín âm đạo

 

– Ngoài ra , người ta có thể chỉ làm lại thành trước âm đạo, nâng bàng quang, hoặc làm lại thành sau âm đạo và nâng trực tràng .

 

– Nếu áp dụng phương pháp này ở phụ nữ vẫn còn tử cung, cần phải để 2 rãnh nhỏ trong âm đạo để thoát dịch trong tử cung ra. Nếu khâu kín toàn bộ có thể gây tình trạng apxe tử cung, tiểu khung.

 

Phòng bệnh sa tử cung

 

Không nên đẻ nhiều đẻ sớm đẻ dầy. nên đẻ ở nhà hộ sinh hoặc cơ sở y tế đủ điều kiện. Không để chuyển da kéo dài, không dặn đẻ quá lâu. Thực hiện các thủ thuật phải đảm bảo đủ điều kiện, đúng chỉ định và đúng kỹ thuật.

 

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

– Các tổn thương đường sịnh dục phải được phục hồi đúng kỹ thuật.

 

– Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng.

 

– Chế độ ăn uống nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón.

 

 

Sa tử cung thường xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi hoặc đã sinh đẻ. Điều trị bệnh sa tử cung có hai loại: điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp nào để điều trị là tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe của bản thân, nhu cầu sinh đẻ của người bệnh…Sa tử cung ở mức độ nhẹ có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngàycũng như chức năng tình dục

Theo NTD

Sa tử cung là gì?

 

Theo NTD