Kinh nguyệt là gì?
Khi đến tuổi đậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động, bài tiết hormon, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc). Sự biến đổi nội tiết này làm đứt mạch máu nơi đây khiến nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng. Đồng thời trứng chín và không được thụ tinh sẽ rụng xuống. Cơn co tử cung sẽ khiến nội mạc bong tróc và máu chảy ra ngoài lẫn những mảnh nội mạc ra ngoài gọi là kinh nguyêt.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt bình thường:
– Một chu kì kinh nguyệt bình thường có vòng kinh kéo dài 28+/- 7 ngày , có thể ngắn hơn hoặc dài hơn nữa tùy theo cơ địa của từng người. Chu kì kinh nguyệt thường được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho tới ngày bắt đầu có kinh lần sau.
– Thời gian hành kinh: Lượng máu kinh: 40 – 100 ml. Đặc điểm máu kinh: ngày đầu và ngày cuối ra ít, những ngày giữa ra nhiều. Mỗi lần ra kinh khoảng 3 đến 7 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Là khi kinh nguyệt bất thường nhiều tình trạng kinh thưa, kinh mau, rong kinh.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Cơ chế của kinh nguyệt
Cơ chế của kinh nguyệt dựa vào hoạt động của trục: hạ đồi- tuyến yên- buồng trứng.
– Hoạt động của hệ trục này đã tác động lên cơ tử cung- là cơ quan đích của hiện tượng kinh nguyệt. Hormon Gn- RH là hormon được giải phóng từ vùng dưới đồi tuyến yên tác động lên thùy trước của tuyến yên kích thích sản sinh ra FSH va LH.
– FSH kích thích nang noãn phát triển và trưởng thành, cùng với sự tăng cao của LH làm nang noãn chín và xảy ra hiện tượng rụng trứng (phóng noãn).
– Sau khi phóng noãn, hoàng thể (được hình thành tại nơi nang noãn vỡ) tiết ra hormon estrogen và progesteron làm dày niêm mạc tử cung, tăng sinh các ống, tuyến và chế tiết chất nhầy. Sau khoảng 14 ngày từ khi phóng noãn, lượng hormon estrogen và progesteron giảm đột ngột làm bong niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt.
Sự biến đổi của niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh: Nguồn internet
Đặc điểm và tính chất của kinh nguyệt
Kinh nguyệt là phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ.
– Màu sắc: Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động – tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc nên máu kinh là máu động mạch, có màu đỏ tươi.
– Mùi: Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do nguyên nhân khác.
– Lượng máu ra mỗi chu kỳ: Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi theo tuổi, ở lứa tuổi 50, lượng máu kinh nhiều hơn so với tuổi 15. Nói chung, lượng máu kinh bình thường vào quãng 60 – 80 ml.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
– Chu kỳ kinh có thể thay đổi : Thường có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong tuổi hoạt động sinh dục.
– Sự đông máu chu kỳ: Thông thường máu đông trong âm đạo chỉ là những tích tụ hồng cầu trong âm đạo chứ không chứa sinh sợi huyết. Có hiện tượng tiêu sợi huyết và tiêu Protein mạnh trong buồng tử cung. Những sản phẩm giáng hoá của sinh sợi huyết và sợi huyết cũng là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả.
– Thể hiện giai đoạn của mỗi người ở các thời kỳ khác nhau: Thời kỳ niên thiếu, tuổi dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh sản, thời kỳ mãn kinh.
Kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của mỗi người phụ nữ. Ở mỗi người sẽ có chu kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn giống nhau nhưng tính chất của kinh nguyệt bình thường thì gần như ai cũng giống nhau. Kinh nguyệt sẽ giảm dần vào tuổi 50 trở đi và dần kết thúc.
Kinh nguyệt- cơ chế và tính chất
Theo NTD