Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể người phụ nữ. Từ 45 – 55 tuổi trở lên, ở hầu hết phụ nữ có sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng tiết các nội tiết tố nữ,các hormon giới tính nữ estrogen sụt giảm trầm trọng, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ gọi là mãn kinh.
Giai đoạn của mãn kinh
Mãn kinh phát triển qua 2 giai đoạn:
Tiền mãn kinh: Thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 – 50, cũng có thể kéo dài hơn 2 -5 năm tùy vào cơ thể mỗi người. Do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Mãn kinh thật sự: Xảy ra phổ biến ở lứa tuổi từ 50 – 55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.
Phân loại mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau và người ta chia ra làm 2 loại chính đó là:
Mãn kinh sớm: Là trường hợp mãn kinh trước 40 tuổi. Những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng vẫn còn 2 buồng trứng thường xảy ra hiện tượng mãn kinh sớm.
Mãn kinh muộn: Là hiện tượng mãn kinh sau 55 tuổi.
Dấu hiệu và triệu chứng
Xuất hiện các cơn bốc hoả: các cơn bốc hoả và vã mồ hôi cho đến nay là rối loạn thường gặp nhất và có thể là mọi phụ nữ đều thấy những triệu chứng này ở một mức độ nào đấy. Những đặc điểm bên ngoài dễ thấy như: Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Nhu cầu tình dục giảm sút: Xuất phát từ trầm cảm cũng như tình trạng sụt giảm estrogen và thường có thể không được lưu ý trừ khi nó gây ra những khó khăn trong quan hệ vợ chồng. Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ giao hợp vì đau đớn. Hiện tượng này cũng có thể có cơ sở tâm lý. Và do không còn nội tiết tố nữ làm cho âm đạo bị khô vào teo đi.
Dễ cáu gắt, mất ngủ, lo lắng, trầm cảm: Những biến đổi tâm lý này thể hiện ở mức độ khác nhau. Phần đông phụ nữ ý thức được có từng lúc là mình dễ bị kích thích và tức giận. Sự lo lắng thể hiện theo nhiều cách khác nhau, thí dụ như sợ bị ung thư chẳng hạn. Ít khi gặp mức độ trầm cảm nặng và thường gặp chủ yếu ở những phụ nữ có tiền sử tâm lý không ổn định.
Nhức nhối, đau đớn, đau đầu, mót đái gắp, són đái: Những chứng bệnh này thường là những biểu hiện thực thể của sự lo lắng và trầm cảm, song một số phụ nữ bị nhức đầu dữ
Phụ nữ mãn kinh phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Loãng xương: Loãng xương là do thiếu estrogen nên xương giòn, xốp, dễ bị gẫy. Xương xốp làm lún đốt sống gây còng lưng. Mức độ còng nhiều hay ít tùy thuộc từng người.
Khi trượt chân bị ngã, chống tay xuống đất rất dễ bị gẫy xương cổ tay. Hay bị gẫy cổ xương đùi do xương to mà cỏ xương đùi lại xốp. Điều nguy hiểm khi gẫy cổ xương đùi là rất khó liền, nằm bất động lâu, dễ bị viêm phổi, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh lý tim mạch: Do thiếu hụt estrogen nên làm cho người PN sau khi mãn kinh dễ gặp các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Các loại bệnh khác: Phụ nữ tuổi sau khi mãn kinh hay gặp nhất là ung thư sinh dục: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư thân tử cung….
Phòng ngừa các rối loạn mãn kinh
Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nên ăn nhiều rau quả, đặc biệt là những sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng và các thức ăn có nhiều canxi, Vitamin D, Omega-3, Omega-6 và vitamin E.. Không nên hút thuốc lá, uống rượu biaw và các chất kích thích…
Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
Trong quan hệ tình dục nên sử dụng các chất bôi trơn để làm giảm cảm giác đan vì sự khô teo của âm đạo.
Khám phụ khoa định kì 6 tháng một lần để phát hiện và xử lý sớ, các bệnh phụ khoa trong đó có ung thưKhi có những rối loạn trong cơ thể, cần đến ngay các phòng khám phụ khoa, bệnh viện phụ sản để khám và chữa trị kịp thời.
Theo NTD