Sắt
Sắt đóng vai trò chính trong việc tạo hồng cầu, giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh và là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bánh rau.
Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại thịt đỏ, rau và ngũ cốc…
Canxi
Chất khoáng này rất cần cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Việc thiếu canxi trong thời kỳ mang thai có thể gây ra bệnh loãng xương và giảm độ chắc khỏe của khung xương.
Canxi có nhiều trong các sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua, đậu tương, bông cải xanh…
Nguồn ảnh: Internet.
Vitamin D
Vitamin D giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể vì thế khi thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu.
Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng càng nhiều càng tốt hoặc nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin D.
Vitamin nhóm B
Vitamin B6 (Puridoxine)
Vitamin B6 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Trong một số trường hợp B6 còn giúp giảm cảm giác nghén vào buổi sáng ở phụ nữ mang thai.
B6 có nhiều trong chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà…
Vitamin B1 (Thiamin)
Vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của thai nhi, thiếu vitamin làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng tới tim và phổi của trẻ.
Các sản phẩm bao gồm các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng.
Vitamin B2
Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu nên thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc, nếu thiếu kèm theo việc thiếu hụt cả acide folic, sẽ gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, và nếu thiếu thêm cả chất đạm,cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lớn do dinh dưỡng.
Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau đậu, bia, các hạt ngũ cốc toàn phần…
Nguồn ảnh: Internet.
Vitamin B9 (acid folic)
Acide folic có vai trì hoàn thiện việc đóng kín ống thần kinh của phôi thai, nếu thiếu acide folic trong những tuần đầu của phôi thai, sẽ gây nên các khuyết tật về ống thần kinh như não úng thuỷ, thoát vị não tuỷ…, nhẹ nhất là gặp chứng nứt đốt sống, gai đôi cột sống. Ngoài ra acide folic còn giúp cho các mô của cơ thể thai nhi lớn nhanh, thiếu acide folic trong thai kỳ trẻ có nguy cơ sinh non, sảy thai, hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân.
Những thực phẩm có hàm lượng acide folic cao như các loại rau xanh đậm, trái cây có màu đỏ, vàng, ngũ cốc nguyên hạt…
Vitamin E
Vitamin E giúp phát triển hệ cơ và các tế bào máu đỏ. Thiếu vitamin E liên quan đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân, trong khi thừa vitamin E có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì vậy chỉ bổ sung vitamin E bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Vita min E có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.
Protein
Protein đặc biệt cần trong giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ giúp cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể trẻ. Các sản phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, phomat, đạu phụ…
Kẽm
Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào thai nhi đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra enzyme như insulintrong cơ thể thai phụ.
Kẽm có nhiều trong thực phẩm như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, ngũ cốc và các sản phẩm tử sữa.
Vitamin C
Vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn, góp phần chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh, nếu thai phụ ăn uống đầy đủ thì không cần phải bổ sung vitamin C từ thuốc.
Nguồn ảnh: Internet.
Vitamin A
Vai trò của vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia làm gảim nhiễm khuẩn trong cơ thể, thiếu vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiếm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn.
Vitamin A có nhiều trong sữa, gan, trứng… vitamin A từ thực vật có trong các loại rau có màu xanh đậm nhất là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ…
Iod
Phụ nữ mang thai thiếu iod cso thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non. Trể thiêu siod có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn, trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, ngọng, điếc, câm, mắt lác…
Iod có nhiều trong các loại hải sản, rong biển…
Vitamin rất quan trọng với thai nhi và thai phụ trong thai kỳ, dù thiếu một loại vitamin nào cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của mẹ và thai, thậm chí có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này.
Vai trò của vitamin với phụ nữ mang thai.
Theo NTD