Thế nào là rau cài răng lược?

0
46
Rau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp và dễ bị bỏ sót khi thăm khám và chẩn đoán. Rau cài răng lược góp phần làm tăng tai biến sản khoa và tử vong cho mẹ. Đây là tình trạng nguy hiểm, nguy hiểm hơn là bệnh khó chẩn đoán được trước sinh, nên mọi xử trí rất bị động.

 

Định nghĩa rau cài răng lược

 

Rau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh rau vào lớp cơ tử cung. Về mặt mô học có thể thấy do sự thiếu vắng một phần hay toàn bộ màng rụng đáy do do gái rau bám vào cơ tử cung.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Các mức độ của rau cài răng lược

 

Tùy vào mức độ xâm lấn của bánh nhau mà chia ra làm 3 mức độ :

 

– Mức độ nhẹ: Là bánh nhau bám và xâm lấn một phần lớp cơ tử cung.

 

– Mức độ trung bình: Bánh nhau bám sâu vào lớp cơ tử cung nhưng chưa xuyên qua các cơ quan lân cận.

 

– Mức độ nặng: Bánh nhau ăn xuyên hết lớp cơ, lớp thanh mạc tử cung và ăn lan đến những cơ quan lân cận như bọng đái và ruột.

 

Nguyên nhân

 

Bình thường khi trứng thụ tinh sẽ vùi vào niêm mạc tử cung để làm tổ, khi ấy bánh rau sẽ được thành lập ở đó. Nếu vì lí do gì đó mà niêm mạc tử cung không đủ dày hay bị tổn thương thì bánh rau sẽ ăn sâu vào lớp cơ tử cung và gây nên bệnh lí rau cài răng lược.

 

Những phụ nữ có nguy cơ rau cài răng lược:

 

– Rau tiền đạo chiếm 1/3 trường hợp.

 

– Tiền sử mổ lấy thai: Tỉ lệ tăng theo số lần mổ lấy thai trước đó. Mỏ lần một tăng nguy cơ cho mang thai lần sau là 4,5 lần, mổ lần hai tăng 11,3 lần.

 

– Tiền căn bóc nhân xơ tử cung, u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung. Có lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung.

 

– Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

 

– Đẻ nhiều lần: 1/4 sản phụ rau cài răng lược có số lần mang thai hơn 6 lần. Tiền sử nạo phá thai nhiều lần.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Xử trí

 

Hướng xử trí nhau cài răng lược phụ thuộc vào:

 

– Tình trạng của sản phụ.

 

– Vị trí rau bám và mức độ xâm lấn vào cơ tử cung (nông hay sâu).

 

– Diện tích rau (số rau) bám cơ.

 

– Trong trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, trường hợp nặng hơn thường phải phẫu thuật.

 

– Rau cài răng lược có thể xử trí là cắt tử cung và mô xung quanh nếu có nhau bám hoặc bảo tồn tử cung. Nếu sản phụ lớn tuổi đủ con, khi đã quyết định cắt tử cung thì bác sĩ thường cắt tử cung nguyên khối (không bóc nhau).

 

– Đối với sản phụ còn trẻ, chưa đủ con bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung; nếu bảo tồn tử cung bác sĩ cần phải điều trị hỗ trợ như giảm lượng máu tới tử cung (thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị), cầm máu nơi nhau bám, hóa trị hỗ trợ sau mổ nếu không lấy hết mô nhau (Methotrexate), nạo  tử cung.

 

– Một phương pháp khác ít được áp dụng là đặt một bóng catheter làm tắc mạch chậu nên giảm tưới máu đến tử cung và làm giảm mất máu trong lúc mổ.

 

Biến chứng

 

– Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ

 

– Sót rau gây nhiễm trùng sau sinh.

 

– Sinh non do chảy máu nhiều, phải cắt tử cung để bảo tồn tính mạng

 

– Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được.

 

– Gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,…

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phòng tránh

 

– Theo dõi thai định kì, nhất là với trường hợp sau mổ đẻ, có nạo hút thai.

 

– Hạn chế nạo phá thai.

 

Rau cài răng lược là bệnh khó chẩn đoán trước sinh, nó là nguyên nhân gây mất máu gây tử vong trong và sau mổ, ngoài ra nó cũng là nguyên nhân phải truyền máu, gây nhiếm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ. Để phòng tránh các bà mẹ cần theo dõi thai định kì và hạn chế nạo phá thai với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Theo NTD

Thế nào là rau cài răng lược?

 

Theo NTD