Chăm sóc vết mổ đẻ
Tuần đầu sau sinh
Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Sản phụ không cần lo lắng vì những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non. Trường hợp vết mổ khiến sản phụ đau quá thì có thể nói với bác sĩ kê thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ
Sau khi sinh cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển, tăng cường sự miễn dịch cho trẻ và có tác dụng cầm máu cho mẹ.
Những tuần sau
Thời điểm này nếu sản phụ được khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì sẽ xem xét vết mổ khô sạch sẽ được bác sĩ cắt chỉ, còn nếu sản phụ được khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mĩ) thì không cần cắt chỉ.
Sản phụ nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Chế độ vận động và nghỉ ngơi sau mổ đẻ
Tuần đầu sau mổ đẻ
Sau sinh mổ, các sản phụ nên nghỉ ngơi hạn chế vận động, đi lại nhiều và làm việc nặng, nên nằm nghiêng sang 1 bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái thì nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
Những tuần sau đấy
Trong vòng 2 tháng, sản phụ sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Khi sản phụ có cơ địa sẹo lồi
Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa, nó tồn tại mãi với thời gian. Sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có xu hướng phát triển trở lại nếu cắt đi do ảnh hưởng của di truyền hoặc cơ địa mỗi người gây ra.
Với sẹo lồi, cần thay băng hàng ngày rửa sạch vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở cho vết mổ khô, thoáng, tránh làm căng da quá mức
Chú ý về ăn uống sau mổ đẻ
Theo kinh nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi. Rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới và tăng sinh tế bào gây lồi. Còn hải sản loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người, với những người có vết mổ, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó sản phụ cũng không nên ăn cá vì theo nghiên cứu thì trong cá chứa hàm lượng vị chua rất lớn, nó ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ phẫu thuật và khiến vết thương lâu không lành.
Những sản phụ sinh mổ thường phục hồi chậm hơn những người sinh thường do người mẹ phải trải qua cuộc phẫu thuật thành bụng để lấy thai ra. Phụ nữ sa sinh mổ thường phải sử dụng nhiều kháng sinh hơn phụ nữ sinh thường vì vậy nên khả năng tiết sữa cũng sẽ chậm và giảm hơn. Chính vì thế người mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng tốt để có sữa cho con bú. Việc chăm sóc vết mổ và vận động sau sinh tốt giúp sản phụ phục hồi nhanh hơn sau mổ đẻ.
Cách chăm sóc vết mổ và vận động sau sinh mổ
Theo NTD