Thay đổi của hệ tiết niệu và nguyên nhân viêm đường tiết niệu khi mang thai
– Niệu quản bị giảm trương lực cơ, thường giảm nhu động, dài và cong queo, do đó dẫn lưu nước tiểu kém. Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây tiểu nhiều. Ngoài ra tử cung to, đè ép vào bàng quang khiến thai phụ hay đi tiểu nhiều lần, hoặc bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to.
– Khi tử cung phát triển to chèn ép vào niệu quản, tình trạng ứ nước tiểu ở bể thận dễ xảy ra, viêm thận và bể thận do ứ nước tiểu và nhiễm khuẩn ngược chiều không phải là hiếm gặp.
– Trong thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Triệu chứng
Các thể viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu khi thai phụ đi khám thai
Thể viêm bàng quang: Đái buốt, dái dắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái. Không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dến đên viêm thận – bể thận cấp
Thể viêm thận – bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất
– Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40 độ, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp.
– Có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục. Nếu không điều trị kịp thời vì viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
– Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp tính, suy thận cấp…thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non…
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Biến chứng
Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 25% các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai như: thai kém phát triển trong tử cung, các tình trạng dọa sẩy thai, sẩy thai, đẻ non, thậm chí là thai chết trong tử cung
Điều trị
– Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, phụ sản cần được điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai.
– Đối với việm thận, viêm bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu lẫn sản khoa. Tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sỹ.
– Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai…
Phòng bệnh
Chế độ ăn uống: Ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp, uống nước đầy đủ ( ít nhất 1,5 lít nước/ ngày )
Chế độ vệ sinh: Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn từ trước ra sau. Không nên nhịn đi tiểu, nêu đi tiểu ngay khi giao hợp, khi đi đại tiện.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Đi khám thai làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ: Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai ( thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai). Có thể khám bát kỳ lúc nào thấy cơ thể bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.
Viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Phụ nữ khi mang thai, cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu định kỳ. Khi phát hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu thai phụ cần đi khám thai sớm. Chế độ phòng bệnh là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là duy trì chế độ vệ sinh và uống đủ lượng nước 2 lít/ ngày.
Viêm đường tiết niệu và phụ nữ mang thai
Theo NTD