Những lưu ý về bệnh tiểu đường khi mang thai

0
37
Hiện nay, với những thói quen ăn uống và sự phát triển của xã hội thì bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vì vậy khi người phụ nữ có tiền sử tiểu đường mang thai cần chú ý nhiều điều hơn những phụ nữ mang thai khác nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Bệnh tiểu đường

 

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hóc môn của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hóc môn insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường.

 

 

Những điều thai phụ mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường cần lưu ý khi mang thai

Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường cao:

Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

 

Những thai phụ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thì nên chú ý đến chế độ ăn, không nên ăn quá nhiều tinh bột và các loại hoa quả hay sữa có lượng đường quá nhiều.

 

Một số trường hợp bác sĩ sẽ cần cho thai phụ dùng thuốc để phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết trong thai kỳ. Vì vậy, ngoài việc khám sản khoa thì thai phụ cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nội tiết.

 

 

– Đối với những phụ nữ đã mắc tiểu đường trước khi mang thai:

Thai phụ cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.  Hạn chế tối đa tinh bột, các loại quả có nhiều đường, nếu có uống sữa thì nên lựa chọn những loại sữa dành riêng cho người mắc tiểu đường để tránh làm đường huyết tăng quá cao trong thời gian mang thai.

 

Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết thường xuyên để bác sĩ có hướng kê đơn và điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp cho từng thai kỳ.

 

Ngoài ra, cần thường xuyên thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm doupler mạch máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

 

Việc siêu âm kiểm tra trọng lượng của thai nhi thường xuyên cũng hết sức quan trọng để đánh giá tình trạng của thai nhi, nếu thai nhi tăng cân quá nhanh thì nguy cơ mắc tiểu đường bẩm sinh là rất cao.

Như vậy, những bà mẹ bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới  tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

 

Những lưu ý về bệnh tiểu đường khi mang thai

 

Theo NTD