với thai phụ và lây truyền khi mang thai
– Viêm gan B không gây ảnh hưởng gì cho thai phụ trong quá trình mang thai chỉ khi chuyển dạ hoặc bị sẩy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.
Nguồn ảnh: Internet.
– Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60- 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ lây nhiễm sau sinh bé
– Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
– HbsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc
Nguồn ảnh: Internet.
Đối với mẹ
– Trước khi có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.
– Nếu đã bị lây nhiễm và xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt qua trình mang thai phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để nhanh chóng có sự điều chỉnh.
– Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
Đối với
– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế.
Nguồn ảnh: Internet.
– Tiếp sau đó, tiêm vắc-xin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.
tuy có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa được. Phụ nữ viêm gan B vẫn có thể sinh con an toàn mà không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Phụ nữ giai đoạn mang thai cần đi khám định kỳ kiểm tra sự hoạt động của virus để điều trị nếu như đã bị nhiễm viêm gan B. Trẻ sinh ra từ thai phụ mắc viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng viêm gan B và vắc- xin phòng viêm gan B trong 24h đầu để phòng bệnh.
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B.
Theo NTD