Bệnh viêm gan B do virus viêm gan B (Hepatitis B virus, viết tắt HBV) truyền nhiễm gây bệnh, đây là một bệnh khá phổ biến hiện nay.
+ Ở người trưởng thành thì có đến 90% là có thể điều trị và hồi phục, chỉ có khoảng 10% là chuyển thành mãn tính.
+ Nhưng nếu như viêm gan B mà mắc ở tuổi sơ sinh thì có đến 90% sẽ chuyển thành mãn tính và 10% còn lại là ác tính.
Biểu hiện của bệnh
Đa số những người nhiễm viên gan B ở thể người lành mang bệnh hầu như không có triệu chứng gì mà chỉ tình cờ phát hiện trong khi đi khám sức khỏe định kỳ. Đa số những người bị nhiễm virus viêm gan B khi phát hiện ra thì virus ở thể ngủ đông (nghĩa là virus không hoạt động phá hủy tế bào gan).
Còn những người bị nhiễm viêm gan B mà virus bắt đầu hoạt động phá hủy tế bào gan thì sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:
– Khó chịu, mệt mỏi và khó tiêu
– Có thể buồn nôn, nôn mửa
– Khó chịu vùng bụng, phần bụng trên hoặc phía bên phần bụng trên đau nhức
– Trướng bụng
– Có thể vàng da
– Gan và lá lách sưng
– Còn có thể có triệu chứng tay ửng đỏ, viêm khớp, đau khớp.
Các giai đoạn của viêm gan B
Viêm gan cấp tính:
Trong giai đoạn người bệnh nhiễm virus viêm gan B dưới 6 tháng thì gọi là viêm gan cấp tính. Một số người bệnh có thể có triệu chứng như: Đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, đau bụng dưới sườn phải, vàng da,…
Viêm gan mãn tính
Người bị nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng bị coi là bị viêm gan mãn tính. Khoảng 10% người lớn bị nhiễm virus viêm gan B sẽ trở thành mãn tính và 90% trẻ em bị nhiễm viêm gan B từ mẹ cũng trở thành mãn tính.
Virus viêm gan B và bệnh viên gan B. Nguồn Ineternet
Biến chứng
Người bị nhiễm viêm gan B mãn tính nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể biến chứng sang:
– Suy gan
– Xơ gan
– Ung thư gan
Điều trị
Việc điều trị viêm gan B nhằm mục đích làm giảm lượng virus viêm gan B trong huyết thanh. Điều này làm giảm đi diễn tiến dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Thuốc điều trị viêm gan B chủ yếu tậm trung vào 2 nhóm là: Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch kết hợp với nhóm thuốc kháng virus.
Phòng bệnh
Con đường lây nhiễm của viêm gan B thông qua truyền máu, tiêm truyền, lây từ mẹ sang con, lây nhiễm qua niêm mạc miệng và lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục. Cắt đứt con đường lây nhiễm chính là một trong các biện pháp quan trọng nhất đối với bệnh viêm gan B. Dưới đây là một số các biện pháp cơ bản:
+ Khi truyền máu cần phải thực hiện tốt mọi quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
+ Những người phụ nữ bị mắc bệnh viêm gan B trong quá trình sinh nở cần phải đặc biệt chú ý không được làm tổn thương đến làn da của trẻ. Đối với những đứa trẻ mới sinh dương tính với HbsAg, đặc biệt cũng có thể dương tính với HbeAg đều do sản phụ dương tính sinh ra. Sau khi trẻ sinh ra được 24 giờ cần phải tiêm phòng miễn dịch để chống vi khuẩn viêm gan B.
+ Trẻ sơ sinh, những người công tác trong môi trường dễ lây nhiễm, những nhân viêm phục vụ, nghiên cứu thường xuyên tiếp xúc với những người mắc bệnh viêm gan B hoặc các nhân viên làm việc ở kho lưu trữ máu cũng cần phải tiêm phòng miễn dịch.
Bệnh viêm gan B cấp tính sau khi chữa trị sẽ hồi phục, chỉ có khoảng 5-10% phát triển thành viêm gan B mãn tính. Khi lây nhiễm virus viêm gan B mãn tính thì bệnh sẽ kéo dài dai dẳng không khỏi hoặc phát đi phát lại. Một bộ phận bệnh nhân bị viêm gan B sẽ phát triển thành xơ gan và suy yếu chức năng gan. Một số ít bệnh nhân cuối cùng sẽ chuyển hóa thành bệnh ung thư gan mang tính nguyên phát. Một bộ phận bệnh nhân bị viêm gan B sẽ phát triển thành xơ gan và suy yếu chức năng gan. Một số ít bệnh nhân cuối cùng sẽ chuyển hóa thành bệnh ung thư gan mang tính nguyên phát.
Theo NTD