Định nghĩa
– Bệnh Lỵ amíp là bênh nhiễm trùng ở ruột già do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra tổn thương ruột già mà chủ yếu là hồi mành tràng và đại tràng. Amíp là một bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường tiêu hoá, và có khả năng lây qua đường tình dục hậu môn.
– Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh gây nên biểu hiện lâm sàng của người bệnh là: Đau quặn bụng, mót rặn và đi ngoài phân có lẫn máu (hội chứng lỵ), mất nước, sốt …
Hình thức lây nhiễm bệnh
Lây gián tiếp: qua thức ăn chưa chín kĩ, không đảm bảo vệ sinh, nước uống, nước rửa rau quả, thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo), côn trùng trung gian như ruồi, gián
Lây trực tiếp: Thường do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay, từ đó được đưa vào miệng qua thức ăn.
Lây qua hoạt động tình dục
– Kí sinh trùng gây bệnh lỵ amip lây lan từ người này qua người khác qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng hay việc kích thích bằng tay khi không đảm bảo vệ sinh mà không sử dụng bao cao su.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường phổ biến hơn ở những người quan hệ đồng tính khi kí sinh trùng khu trú tại các cơ quan của hệ tiêu hóa như: Miệng, hậu môn mà đây lại là con đường quan hệ chủ yếu của người đồng tính và những người có quan hệ với nhiều người cũng sẽ tăng nguy cơ lây bệnh cao hơn.
– Bệnh có thể lây qua phương thức kích thích, thủ dâm cho nhau: Khi tay kích thích vào hậu môn có nhiễm khuẩn lỵ, bệnh có thể lây truyền qua đường âm đạo, hậu môn, hoặc qua da tổn thương…
– Quan hệ miệng – bộ phận sinh dục: Khuẩn lỵ amip lây qua đường miệng với bộ phận sinh dục và ngược lại khi có bạn tình nhiễm lỵ amip
– Quan hệ miệng – hậu môn: Khuẩn lỵ amip có thể lây từ miệng người bị lây nhiễm sang hậu môn người lành hoặc ngược lại.
– Quan hệ dương vật- hậu môn: Bệnh có thể xảy ra ở cả đồng tính nam lẫn quan hệ nam nữ khi sử dụng hình thức quan hệ này nếu đối tượng nhận bị nhiễm khuẩn lỵ amip
Triệu chứng
Bệnh lỵ cấp tính
– Khởi phát thường đột ngột. Bệnh khởi phát khi có thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi khí hậu, mất thăng bằng tạp khuẩn ruột (dùng kháng sinh phổ rộng…).
– Đau bụng: không có tính ổn định về vị trí hoặc về cường độ đau. Đôi khi đau dữ dội, đau quặn theo khung đại tràng, gây cảm giác phải đi đại tiện ngay.Cảm giác buốt hậu môn: thường kèm cảm giác đòi hỏi phải đi đại tiện, nhưng không đi được.
– Phân: số lượng phân không nhiều nhưng đi nhiều lần trong ngày (5-15 lần), gồm chất nhày và máu, đôi khi có một ít phân lỏng.Thể tạng bình thường trong một thời gian khá dài, không sốt trừ ở trẻ em. Nếu có sốt thì cần phải lưu ý đến bệnh nhi bị áp xe gan.
– Vùng bụng nhạy cảm khi thăm khám, đặc biệt vùng manh tràng và kết tràng sigma thường hay co cứng và đau. Thăm khám hậu môn, trực tràng trống rỗng chỉ có chất nhày và máu.
Bệnh lỵ mãn tính
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Lỵ amíp cấp tính thường kéo dài 4 – 6 tuần, nếu không được điều trị đặc hiệu thì sẽ chuyển sang mạn tính. Sau thời kì cấp tính dù không được điều trị bệnh nhân cũng thấy đỡ hơn, số lần đi ngoài giảm dần như có xu hướng khỏi. Tuy nhiên bệnh vẫn diễn biến âm ỉ mãn tính và sẽ có những đợt tái phát cấp tính.
– Lúc này chức năng đại tràng không còn nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn. Đau bụng lâm râm, liên tục và rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn, bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
Điều trị
– Điều trị bằng kháng sinh thích hợp và tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nơi nào phân lập được vi khuẩn nên tiến hành làm kháng sinh đò để chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị.
– Điều trị triệu chứng: Bệnh nhân đi ngoài bị mất nước nên cần bồi phụ nước và điện giải gấp nhầm đưa lại trạng thái bình thường cho bệnh nhân, tránh để xảy ra tình trạng sốc do mất nước và mất chất điện giải. Giảm đau bụng, hạ nhiệt, trợ tim mạch và các triệu chứng liên quan là cần thiết và tiến hành xong song với việc điều trị bệnh lỵ trực khuẩn.
– Hỗ trợ chăm sóc: Cho bệnh nhân ăn cháo, hoa quả đảm bảo vệ sinh và là những thực phẩm dễ tiêu. Hạn chế cho bệnh nhân ăn ngọt, ăn dầu mỡ và các chất kích thích hệ tiêu hóa như cay, nóng.
Biến chứng
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Bệnh lỵ amíp có thể gây ra các biến chứng như: Co giật, nhiễm độc thần kinh, trụy tim mạch, thủng ruột gây viêm phúc mạc; chảy máu ruột; polip đại tràng; sa niêm mạc trực tràng; viêm ruột thừa do amíp… Hay gặp là viêm gan hoặc áp-xe gan do amíp; viêm phổi – màng phổi hoặc áp-xe phổi do amíp; áp-xe não do amíp…
Phòng bệnh
– Vì bệnh lây qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh môi trường tốt, xử lý phân hợp vệ sinh; tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau. Mầm bệnh còn do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Quan hệ tình dục an toàn bằng biện pháp sử dụng bao cao su, hạn chế việc quan hệ đường miệng – cơ quan sinh dục, cơ quan sinh dục – hậu môn. Kí sinh trùng có thể khu trú ở tay chính vì vậy nên giữ tay sạch sẽ hoặc lồng bao cao su khi dùng tay kích thích tình dục.
– Xét nghiệm thăm dò, điều trị người lành mang bào nang. Nếu xét nghiệm dương tính, dùng thuốc, hoặc chuyển đổi công việc… Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bệnh lỵ amip chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên ở những người có hoạt động tình dục mạnh thì bệnh hoàn toàn có thể lây truyền thông qua quan hệ tình dục dương vật- hậu môn hoặc miệng- hậu môn. Bệnh có thể gây biến chứng trên nhiều cơ quan, và áp xe bộ phận sinh dục. Do vậy cần có lối sống ăn uống và tình dục lành mạnh.
Theo NTD