Bệnh lậu được biết từ lâu, được các thầy thuốc Hi Lạp quan niệm là bệnh của những người ăn chơi, chìm đắm trong lạc thú của thần vệ nữ. Năm 1300 người ta cho rằng bệnh lậu là bệnh đáy nóng (Chaude Pisse), trong đại chiến thứ nhất bệnh lậu thực sự bùng nổ trở thành đại dịch, đến đại chiến thứ hai và sự ra đời của Pénicilline bệnh lậu chính thức được ngăn chặn và giảm dần đến ngày hôm nay.
Năm 1897 bệnh được Neisser tìm ra, đó là vi khuẩn có hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu rất yếu khi ra ngoài cơ thể, và chết nhanh ở nhiệt độ thường, ngược lại lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, cho nên giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu. Tuy nhiên, lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung.
Vi khuẩn gây bệnh lậu (ảnh minh họa internet)
Cơ thể học và sinh lý bệnh
Cơ thể học nam giới: niệu đạo của nam giới tương đối dài hơn nữ giới, vì vậy bệnh lậu ở nam giới biểu hiện rầm rộ hơn, niệu đạo chia làm 2 phần gồm niệu đạo trước và niệu đạo sau, được ngăn cách bởi cơ thắt niệu đạo, có chiều dài từ 14 – 16cm.
Niệu đạo trước có nhiều hang, nhiều ngõ ngách đó là nơi trú ẩn của lậu cầu.
Niệu đạo sau càng phức tạp hơn cũng có nhiều ngóc ngách, xuyên qua tuyến tiền liệt, thông với túi tinh, ống dẫn tinh, mao tinh và tinh hoàn.
Ngoài ra, còn có tuyến Morgagni và tuyến Littre cũng thuận lợi cho lậu cầu sinh sôi và phát triển.
Cơ thể học nữ giới: niệu đạo của nữ giới tương đối ngắn so với nam giới, khoảng 3cm, vì vậy bệnh lậu ít rầm rộ hơn, có nnhiều tuyến quanh niệu đạo là nơi ẩn náu của vi khuẩn như tuyến Skene, tuyến Bartholine ở 1/3 trước của môi lớn và môi bé.
Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới.
Triệu chứng lâm sàng
Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm dễ bỏ qua, vì thế là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.
Lậu ở nam:
Giai đoạn cấp tính:
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu bốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
Ảnh minh họa internet
Giai đoạn mạn tính:
Ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.
Giai đoạn cấp tính:
Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
Ảnh minh hoa internet
Giai đoạn mạn tính:
Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.
Lậu ở trẻ sơ sinh:
Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sanh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sanh. Ngoài ra lậu ở đường sinh dục nam và nữ, lậu còn gây bệnh ở các cơ quan khác như lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…
Xem thêm:
Bệnh lậu: Cách phòng và điều trị
Theo NTD