Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ, số lượng ăn tính phức tạp hơn. Khi trẻ bú mẹ, bạn nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu. Khi trẻ bú sữa bình, lượng sữa được tính theo công thức như khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò, số bữa và số lượng thức ăn của mỗi bữa có thể được tính như sau:
Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi.
Bạn nên cho trẻ ăn từ 6 – 7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh.
– Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn khoảng 10ml sữa/ bữa.
– Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10ml sữa/ bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70ml sữa/ bữa.
– Từ ngày thứ 15 – 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml sữa/ bữa.
Tháng thứ hai. Bạn nên cho trẻ ăn khoảng 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
Tháng thứ ba. Bạn nên cho trẻ ăn 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
Tháng thứ tư. Số bữa sữa giống như các tháng trước, nhưng lượng sữa mỗi bữa khoảng 130ml và cho bé thử thêm 2 – 3 thìa cà phê nước quả mỗi ngày.
Tháng thứ năm. Bạn nên cho bé uống 5 bữa sữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140 – 150ml, số bữa có thể được chia như sau:
– Bữa sáng: sữa bò (hoặc bú mẹ).
– Khoảng 1 giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó, trẻ có thể ngủ 1 giấc.
– Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa. Sau đó tráng miệng bằng 2 – 3 thìa sữa chua.
– Sữa bò hoặc bú mẹ.
– Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền hoặc cho trẻ thử 2 – 3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn.
– Sữa bò hoặc bú mẹ.
Tháng thứ sáu. Bắt đầu từ tháng thứ sáu, bạn có thể cho trẻ ăn dặm bằng bột loãng. Lượng sữa mỗi bữa khoảng 150 – 170ml, bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.
– Bữa sáng: sữa (bò hoặc bú mẹ).
– Khoảng 1 giờ sau cho trẻ uống chừng 15 – 20ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng.
– Khi trẻ ngủ dậy, bạn nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40gr thịt nạc ninh nhừ rồi chắt lấy nước và xay mịn. Sau đó, bạn có thể cho bé thử 3 – 4 thìa sữa chua tráng miệng.
– Sữa đậu nành, sữa bò hoặc bú mẹ.
– Bữa lót dạ chiều: hoa quả nghiền và sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.
– Bữa chiều tối: bột sữa.
– Bữa tối: sữa bò hoặc bú mẹ.
Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm phomai loại hộp tươi.
Những điều cần lưu ý
– Nếu bạn phải đi làm, bạn có thể cho con bú vào buổi sáng khi bé dậy. Sau khi bé chơi một lúc, bạn có thể cho bé ăn bữa sữa pha với nước cháo hoặc bột trước khi bé ngủ sáng. Cữ bú mẹ buổi sáng giúp bé yên tâm về mặt tâm lý hơn trong trường hợp bạn không về cho con bú. Hơn nữa, trẻ con buổi sáng ngủ dậy có thể chưa tỉnh ngủ hẳn, được lim dim bú mẹ một lúc cũng dễ chịu.
– Các bữa ăn sữa hoặc bột nên cách nhau khoảng 3 giờ trở lên.
– Số lượng bữa ăn nêu ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối, cha mẹ nên áp dụng một cách linh hoạt với con mình.
– Lưu ý cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm, khi thời tiết nóng hoặc khô.
– Lưu ý vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn.
Đối với những trẻ từ 0 – 6 tháng thì dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa mẹ và sữa công thức (đối với những mẹ không đủ sữa. không có sữa hoặc bé không được bú sữa mẹ). Nếu mẹ có sữa thì có thể cho trẻ ăn hoàn toàn sữa mẹ trogn 6 tháng đầu đời là tốt nhất. Đối với những mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa thì cho trẻ ăn sữa công thức và có thể ăn bổ sung (ăn dặm) sớm hơn những trẻ bú mẹ 1 chút vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5.
Chế độ ăn cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi.
Theo NTD