Rối loạn lo âu ở trẻ

0
88
Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến, rối loạn lo âu là hiện tượng sợ hãi quá mức ở trẻ em có thể xảy ra khi mẹ dời nhà đi chợ hay đi làm, trẻ em thường bám theo kêu khóc. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại ngày nay nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến, rối loạn lo âu là hiện tượng sợ hãi quá mức ở trẻ em có thể xảy ra khi mẹ dời nhà đi chợ hay đi làm, trẻ em thường bám theo kêu khóc. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại ngày nay nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

 

Định nghĩa

 

– Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể.

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh nhân không thể kiểm soát được biểu hiện vững chắc, mạn tính và khuyếch tán dưới dạng kịch phát. Trẻ có rối loạn lo âu, đặc biệt hoảng sợ, thường kèm theo các rối loạn chức năng xã hội và có nguy cơ lạm dụng thuốc cao hơn người bình thường.

 

Nguyên nhân

 

– Nhân tố tâm lý xã hội: Với những trẻ có tính cách lệ thuộc, khi thay đổi môi trường sinh hoạt trẻ thường tỏ ra lo lắn, sợ hãi, cảm thấy không an toàn khi không có cha mẹ bên cạnh

 

– Nhân tố tính cách: Trẻ có tính cách rụt rè, nhút nhát thường lo sợ về những gì xung quanh một cách thái quá, mất cảm giác an toàn có thể gây ra chứng rối loạn lo âu

 

– Nhân tố học tập: Áp lực về kiến thức bài học, sự yêu cầu của giáo viên, nhà trường và sự kỳ vọng quá mức của phụ huynh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu ở trẻ

 

– Nhân tố di truyền: Yếu tố gia đình có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh này. Trẻ sinh ra trong gia đình người lớn mắc bệnh sẽ gặp nguy cơ cao gấp sáu lần so với bình thường.

 

Dấu hiệu

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Rối loạn lo âu có các nét lâm sàng sau đây:
    

– Lo âu cao độ và kéo dài do chia ly với cha mẹ, gia đình, môi trường thân thuộc: sợ người thân ra đi không trở về.
    

– Lo sợ không có cơ sở thực tế và kéo dài là tai hoạ sẽ xảy ra làm trẻ em phải chia ly với người thân (sợ bản thân hay chạ mẹ bị tai nạn hay ốm đau, sợ bị lạc, bị bắt cóc và không bao giờ tìm lại được cha mẹ).
   

– Trẻ em không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người có quan hệ gắn bó, níu bám cha mẹ, khó hoà nhập môi trường mới (trường lớp mới…).

 

– Rối loạn giấc ngủ: đòi mẹ hay người có quan hệ gắn bó nằm bên cạnh cho đến khi trẻ em ngủ rồi, sợ bóng tối, khó ngủ, ác mộng, mơ nhìn thấy cặp mắt đang nhìn mình chằm chằm, nhìn thấy các nhân vật như trong truyện thần thoại hay con quỷ đang vươn tay về phía giường ngủ. Trẻ em có vẻ buồn, hay kêu khóc.
    

– Có nhiều triệu chứng cơ thể: Buồn nôn, đau dạ dày, đau chỗ này chỗ khác, đau đầu, đau bụng, choáng váng, chóng mặt, các triệu chứng giống như cảm cúm. Ở trẻ em lớn hơn và thanh thiếu niên, có thể thấy các triệu chứng điển hình về tim mạch và hô hấp, đau ngực, hồi hộp, chóng mặt, choáng váng, nghẹt thở. Hoàn cảnh liên quan đến chia ly có thể là trẻ em đi dự các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu xã hội có một mình, xa nhà, xa người thân như trường hợp đi du lịch, cắm trại, chuyển trường…
 

Điều trị

 

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

– Liệu pháp tâm lý: Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và giúp trẻ có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động. Giúp trẻ hình thành tính cách cá nhân nhằm làm tăng tính tự lập của trẻ em.

 

– Liệu pháp gia đình: Gia đình cùng kết hợp liệu cho trẻ bằng cách quan tâm, chia sẻ những khó khăn của con, giúp con giải quyết những áp lực trong học tập và cuộc sống. Giúp cha mẹ hiểu rằng trẻ em có nhu cầu được nâng đỡ và có tình yêu thích hợp, cần chuẩn bị tốt trước khi có một thay đổi quan trọng nào trong cuộc sống của đứa trẻ

 

– Liệu pháp tách mẹ: Khi trẻ luôn luôn có mẹ kèm cặp và sẵn sàng làm thay mọi thứ cho trẻ sẽ khiến con không thể tự giải quyết được các vẫn đề của bản thân. Tách mẹ là một phương pháp nhằm giúp trẻ tự lập dần dần và rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề.

 

– Liệu pháp dược lý: Chỉ dùng khi những phương pháp khác vô hiệu. Những dược phẩm hiện đang được dùng, thông dụng nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc.

 

 

Rối loạn lo âu là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi lớp, khi thay đổi môi trường sống hoặc sinh hoạt. Trẻ được ra viện khi các triệu chứng lo âu thuyên giảm và có khả năng trở lại sinh hoạt học tập bình thường, hẹn khám định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 tháng.

Theo NTD

Rối loạn lo âu ở trẻ

 

Theo NTD