Sự phát triển, cấu trúc và sự thay đổi tuyến vú bình thường

0
567
Về mặt giải phẫu, vú thật sự là hai cấu trúc có hình dạng như một cái ụ mỡ bắt đầu phát triển ở ngực của các cô gái khi họ dậy thì. Về mục tiêu sinh học của phụ nữ thì vú là cơ quan sản xuất sữa để nuôi con. Vú có thể phát triển sớm ở một số trẻ khi mới 7 hoặc 8 tuổi hoặc cũng có thể phát triển muộn ở cuối giai đoạn tuổi teen hoặc thậm chí là vào giai đoạn những năm đầu 20 tuổi.
 

Sự phát triển và cấu trúc của tuyến vú

 

Các hormôn và các yếu tố tăng trưởng tác động lên mô đệm và các tế bào biểu mô để điều hoà sự phát triển, sự trưởng thành và sự biệt hoá của các tế bào tuyến vú. Nói gọn thì chất estrogen điều hoà sự phát triển và sự kéo dài các mô ống dẫn sữa, chất progesteron giúp đỡ sự phân nhánh các ống dẫn sữa và sự phát triển tiểu thùy, và chất prolactin điều hoà sự tiết sữa.

 

Ở tuổi dậy thì, chất estradiol và progesteron gia tăng để khai mào sự nẩy nở của vú. Một cấu trúc hình cây lá hình thành, gồm 5 đến 10 ống dẫn gốc phát xuất từ núm vú, có 20-40 ống dẫn thứ cấp và 10 đến 100 ống dẫn nhỏ tận cùng ở các tiểu thùy. Ở phụ nữ trưởng thành, sự thay đổi theo chu kỳ khiến các tế bào tuyến vú gia tăng tốc độ tăng trưởng trong pha luteal. Lúc này vú có thể lớn thêm 15%. Vào tuổi mãn kinh, số lượng của các tiểu thùy giảm đi.

 

 

 

Vào năm 1948, một nhà khoa học người Anh có tên là J.M Tanner được mời đến Bộ Y Tế để thực hiện một nghiên cứu dài hạn về sự phát triển của những trẻ khỏe mạnh. Ông ta được sự hỗ trợ bởi R.H.Whitehouse.

 

Trong nghiên cứu của họ, nhóm đã theo dõi và nghiên cứu sự phát triển dậy thì của những trẻ trai và trẻ gái. Họ đo đạc và chụp hình các nhóm mỗi 3 đến 6 tháng. Cho đến cuối cuộc nghiên cứu, họ đã có thể xác định được sự phát triên hoàn chỉnh của vú trong vòng 4 năm ở nữ, và xếp loại chúng theo giai đoạn phát triển thành 5 giai đoạn.

 

Giai đoạn 1: Tiền dậy thì: thường phát triển chủ yếu về chiều cao, vẫn chưa mọc lông mu. Vú không có mô tuyến mà chỉ có đỉnh của núm vú nhô ra ngoài.

 

Giai đoạn 2: Quầng vú: vùng sắc tố xung quanh núm vú lớn lên và trở nên sậm màu hơn. Mô vú được gọi là các nụ xuất hiện và núm vú trồi lên để trở thành một ụ. Trong lúc đó lượng mỡ của toàn cơ thể tăng lên khoảng 18 đến 19% với một ít lông đen xuất hiện dọc theo môi lớn của âm hộ.

 

Giai đoạn 3: Sự phát triển của vú: Ở giai đoạn này, có khoảng 20% trẻ gái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên. Vú cũng bắt đầu lớn hơn chút ít với các mô tuyến. Đây cũng là giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất.

 

Giai đoạn 4: Ụ thứ hai: Ở giai đoạn này, 50% trẻ gái bắt đầu có kinh. Ở hầu hết trường hợp, đầu là thời điểm kết thúc tăng trưởng chiều cao. Nhưng trong một số ít trường hợp có thể cao lên thêm khoảng 10 cm nữa. Trong giai đoạn này, vú tiếp tục phát triển. Quầng vú và núm vú bắt đầu phát triển lớn hơn và tạo thành một ụ thứ hai ở phía trên vú.

 

Giai đoạn 5: Giai đoạn phát triển cuối cùng của vú: Đây là giai đoạn vú trở thành vú trưởng thành của người lớn và trở nên tròn hơn còn các núm vú nhô lên một chút. Vào thời điểm này thường sẽ thấy có lông mọc ở mặt trong đùi.

 

Sự thay đổi của vú bình thường

 

Vú chịu sự thay đổi trong khoảng giữa dậy thì và tuổi mãn kinh. Sự thay đổi dựa trên tình hình nổi trội của các ống, các thuỳ và các mô đệm giữa ống hoặc giữa tiểu thùy đưa đến sự thay đổi mô sợi và sự hình thành các bọc (nang), được gọi là bệnh sợi bọc. Từ thay đổi sợi bọc chỉ tình hình các phụ nữ có vú nổi cộm. Ngày nay người ta không dùng từ bệnh sợi bọc mà dùng từ các thay đổi sợi bọc của vú, vì có khoảng 50-60% phụ nữ có thay đổi sợi bọc mà không có bệnh ở vú. Sự thay đổi sợi bọc không làm tăng nguy cơ ung thư.

 

 

Ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và tuổi giữa 30, các tiểu thuỳ và mô đệm trong vú đáp ứng với sự kích hoạt nội tiết quá lố đưa đến sự hình thành một hoặc nhiều bướu sợi tuyến. Ở khoảng tuổi 30-50, mức độ “lộm cộm” của vú tăng thêm. Theo từ chuyên môn mô học, đây là biểu hiện của sự gia tăng tuyến, nghĩa là tăng thêm của thành phần thuỳ bình thường. Mô đệm cũng bị phì đại, đưa đến tình trạng trong vú có nhiều hạt sờ được một cách mập mờ (hay là cảm giác lộm cộm) thường gặp ở vùng đuôi vú. Từ 45 tuổi đến mãn kinh, mô tuyến vú còn phì đại nhiều hơn kết hợp với sự gia tăng mô đệm. Ở thời kỳ mãn kinh các nang vú thường xảy ra ở phụ nữ dùng liệu pháp hormôn thay thế.

 

Sự phát triển, cấu trúc và sự thay đổi tuyến vú bình thường

 

Theo NTD