Chảy máu quá nhiều và kéo dài trong suốt thời kì kinh nguyệt được coi là một trong những rối loạn kinh nguyệt, có tên khoa học là mennorhagia. Mặc dù vấn đề chủ yếu xảy ra ở thời kì tiền mãn kinh và các bé gái khi bước vào tuổi thành niên, mới ở thời kì đầu có kinh nguyệt, nhưng không phải là không thể xảy ra ở những chị em khác ở độ tuổi 20 và 30. Chảy máu quá nhiều trong kì kinh nguyệt có thể dẫn tới đau nặng, buồn nôn và khó chịu và làm gián đoạn các hoạt động thông thường hàng ngày.
Nếu bạn không ở độ tuổi mới trường thành, mới “làm quen” với kinh nguyệt, hoặc đang ở giai đoạn chuẩn bị “chia tay” với nó thì bất kì dấu hiệu bất thường nào liên quan đến nguyệt san đều phải được hết sức lưu ý. Trong trường hợp, những bất thường này kéo dài quá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa càng sớm càng tốt.
Tương tự như vậy, nếu thấy máu kinh quá nhiều, chị em cần biết được nguyên nhân của nó để có thể biết cách khắc phục.
Một số nguyên nhân có thể gây ra mennorhagia là sự mất cân bằng nội tiết tố do buồng trứng không làm đúng chức năng của nó, do sự sự tăng trưởng của các khối u lành tính (được gọi là khối u tử cung) bên trong tử cung hay các khối u trên các thành tử cung, do sử dụng dụng cụ tử cung để tránh thai và thường xuyên uống thuốc chống viêm và thuốc chống đông máu. Ngoài các nguyên nhân trên, có thể có một vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong số các nguyên nhân đằng sau vấn đề này nghiêm trọng hơn có thể là sự phát triển của các tuyến nội mạc tử cung vào cơ tử cung (một tình trạng gọi là adenomyosis) và buồng trứng, tử cung hoặc ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Đôi khi, nếu bạn đã làm việc quá sức hoặc đã trải qua những chấn thương tình cảm, cảm xúc nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đang có bầu mà thấy máu xuất hiện nhiều thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo sẩy thai.
Những điều cần làm khi bạn bị chảy máu nhiều trong kì nguyệt san.
– Chảy máu quá nhiều có thể thể dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng thiết yếu từ cơ thể. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên uống nhiều nước, kể cả nước ép trái cây và các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất.
– Các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, cần tây và rau diếp đặc biệt hữu ích, vì chúng là những nguồn thực phẩm tự nhiên rất giàu chất sắt, một chất dinh dưỡng giúp duy trì một mức độ hemoglobin trong máu bình thường và do đó ngăn chặn sự suy yếu và kiệt sức.
– Trứng, các sản phẩm đậu nành, thịt và hải sản cũng là những nguồn giàu chất sắt mà bạn nên ăn để loại trừ khả năng bị thiếu máu do để mennorhagia.
– Ngoài ra, chị em nên bổ sung các nguồn tự nhiên của vitamin C, như trái cây họ cam quýt, trong chế độ ăn uống của mình.
– Bổ sung vitamin K cũng được cho là làm giảm chảy máu kinh nguyệt. Tránh các thức uống chứa caffeine.
– Chị em có thể uống vài chén trà thảo dược mỗi ngày, đặc biệt là trong suốt những ngày này để giảm căng thẳng và đau đớn gây ra chảy máu kinh nguyệt nhiều.
– Tốt nhất là nên tránh dùng thuốc giảm đau, trừ khi bạn không thể chịu nổi những cơn đau.
– Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế thì những chị em có lối sống vận động, năng động sẽ ít gặp vấn đề này hơn những chị em thụ động. Vậy nên, hãy dành ít nhất một giờ mỗi ngày để tập thể dục, chẳng hạn như chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội, yoga.
Đối phó với hiện tượng ra máu quá nhiều vào kì kinh nguyệt.
Theo NTD