Hoạt động của buồng trứng.

0
157
Buồng trứng của phụ nữ được ví là ngôi nhà của nội tiết, ngoài chức năng chính là sản xuất ra tế bào trứng, buồng trứng còn làm nhiệm vụ tạo ra một lượng lớn các hoocmon nữ là Estrogen và Progesterone hàng tháng để chuẩn bị cho sự thụ thai. Buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động khi bước vào tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh, vậy buồng trứng hoạt động như thế nào?

 

Chức năng của buồng trứng

 

Chức năng nội tiết chế tiết các hormone sinh dục: dưới tác dụng của nội tiết từ tuyến yên FSH và LH, buồng trứng tiết ra hai nội tiết tố là Progesterol và Estrogen.

 

Từ tuổi dậy thì dưới tác dụng của Estrogen sẽ giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, phát triển lớp mỡ dưới da làm cho da mềm mại, ngực phát triển, giọng nói trong, dáng vẻ uyển chuyển. Estrogen tác dụng làm tăng kích thích tử cung giai đoạn dậy thì và mang thai, kích thích sự phát triển niem mạc tử cung, tăng có bóp tử cung, giúp cho trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào tử cung, làm cho pH âm đạo ổn định (4,0-5,0 có tính axit yếu, có tính sát khuẩn…

 

Progesterone có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc tử cung ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, giảm co bóp tử cung, kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch chứa dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào tử cung…

 

Chức năng ngoại tiết là giải phòng ra trứng.

 

Hoạt động của buồng trứng

 

buồng trứng, nội tiết, noãn bào, rụng trứng, tử cung, kinh nguyệt, hoàng thể, niêm mạc hoài thai,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Giai đoạn trước dậy thì

 

Ngay từ khi mới sinh ra, tại hai buồng trứng đã có một số lượng trứng nhất định (1-2 triệu trứng), đến giai đoạn dậy thì có khoảng 3 – 4 triệu trứng, trứng lúc này được gọi là trứng chưa trưởng thành. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chỉ còn lại khoảng 300.000 trứng phát triển để trở thành tế bào trứng trưởng thành hoặc nang trứng (nang Graff). Buồng trứng bắt đầu hoạt động khi bạn gái 13-14 tuổi hoặc sớm hơn, trứng rụng và không được thụ thai sẽ tạo ra kinh nguyệt lần đầu tiên, sau đó sẽ đều đặn mỗi tháng rụng trứng một lần.

 

Trong độ tuổi sinh sản

 

Một chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của một chu kỳ hoạt động của buồng trứng và được chia ra làm 4 thời kỳ, với chu kỳ kinh 28 ngày thì 4 thời kỳ đó là:

 

Thời kỳ bong niêm mạc tử cung: từ ngày thứ nhất đến hết 3-4 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu (thực chất đây là kết quả của chu kỳ kinh nguyệt trước).

 

Thời kỳ phát triển của nang trứng: Bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 của chu kỳ, dưới sự ảnh hưởng tích cực của FSH của thùy trước tuyến yên, một noãn bào nguyên thủy của buồng trứng phát triển thành nang trưởng thành. Dưới tác dụng của Estrogen được tiết ra từ màng bao trong của nang trứng vào máu sẽ làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh, dày lên gấp 10-15 lần, các mạch máu dài ra xoắn lại, chuẩn bị tiếp nhận tác dụng của Progesteron.

 

Thời kỳ phóng noãn (rụng trứng): Vào khoảng nthứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nang noãn chín, bài tiết Estrogen ngày càng nhiều và đạt mức tối đa làm cho thùy trước tuyến yên ngừng bài tiết FSH, đồng thời tiết ra LH làm nang trứng vỡ ra, trứng phóng ra đi vào ống dẫn trứng.Trong vòng 24 giờ nếu trứng gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh, nếu không trứng sẽ tự thoái triển đi.

 

buồng trứng, nội tiết, noãn bào, rụng trứng, tử cung, kinh nguyệt, hoàng thể, niêm mạc hoài thai,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Thời kỳ hoàng thể (phần còn lại của nang trứng sau khi giải phóng trứng): Từ ngày 14-28 của chu kỳ, nang trứng vỡ ra, phần còn lại trên buồng trứng sẽ phát triển có màu vàng gọi là hoàng thể. Dưới tác dụng của LH hoàng thể tiết ra Progesteron và Estrogen. Tại tử cung dưới tác dụng của Progesteron, niêm mạc dày lên tạo điều kiện cho trứng đã thụ tinh vè làm tổ, giai đoạn này được gọi là niêm mạc hoài thai.

 

Có hai khả năng:

 

– Nếu có thụ thai, hoàng thể sẽ phát triển 2,5 tháng tiếp theo tiết ra Progesteron giúp  trứng làm tổ được tốt gọi là hoàng thể thai  nghén.

 

– Nếu không được thụ thai hoàng thể sẽ thoái hóa gọi là hoàng thể kinh nguyệt. Đến ngày 26 của chu kỳ cả Estrogen và Progesteron đều giảm đột ngột lam niêm mạc tử cung bị hoại tử và bong ra từng mảng tạo nên kinh nguyệt.

 

Lúc này FSH của thùy trước tuyến yên lại được giải phóng, tác động lên buồng trứng tạo một chu kỳ kinh nguyệt mới. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ hoàng thể là cố định (14 ngày), chu kỳ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào giai thời kỳ phát triển dài hay ngắn trước đó.

 

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

 

Xuất hiện ở độ tuổi khoảng 42 đến 55 t​uổi. Trong thời gian này, có sự giảm sút nồng độ nội tiết tố buồng trứng trong cơ thể, và buồng trứng bắt đầu ngừng sản xuất nội tiết tố sinh dục – estrogens và gestagens. Đồng thời, quá trình rụng trứng sẽ không xảy ra, điều này dẫn đến hiện tượng vô sinhở phụ nữ. Giai đoạn này kéo dài – được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh.

 

buồng trứng, nội tiết, noãn bào, rụng trứng, tử cung, kinh nguyệt, hoàng thể, niêm mạc hoài thai,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Việc giảm sút hoocmon sinh dục Estrogen là nguyên nhân gây ra các vấn đề​ khó chịu, gọi là các khó chịu của hệ thần kinh thực vật như nóng bừng, đổ mồ hôi trộm, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, khó thở, cảm giác bị choáng, da khô và xuất hiện những sự thay đổi trong đời sống tinh thần- sự thay đổi trong suy nghĩ, rối loạn về trí, nhớ, thay đổi hoặc giảm sút chất lượng trong đời sống tình dục.

 

 

Buồng trứng là một trong những cơ quan quan trọng của hệ nội tiết phụ nữ, không chỉ sản xuất trứng để thụ thai mà còn là nơi sản xuất ra phần lớn hai loại hoocmon nữ estrogen và progesterone hàng tháng để chuẩn bị cho sự thụ thai (nếu có). Vì vậy dù có bất cứ sự thay đổi nào tại buồng trứng đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Theo NTD

Hoạt động của buồng trứng.

 

Theo NTD