Nguyên nhân
– Do thay đổi môi trường âm đạo trong lúc có kinh nguyệt
– Giảm sức đề kháng, thường xảy ra trong giai đoạn mang thai, bệnh tiểu đường, dùng thuốc kháng sinh kéo dài
– Do chế độ vệ sinh, mặc quần lót ẩm, nguồn nước sử dụng không đảm bảo
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Triệu chứng
Người bị bệnh này có những triệu chứng chính sau đây:
– Ngứa: Bệnh nhân bị ngứa nhiều ở âm hộ, âm đạo, nhất là về đêm.
– Ra nhiều khí hư màu trắng đục, lợn cợn đóng thành từng cục. Khí hư dạng bã đậu, có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh.
– Âm hộ bị sưng đỏ, có cảm giác đau rát khi đi tiểu, khi bị đụng chạm nhẹ vào, mỗi lần giao hợp bị đau rất khó chịu.
– Khi khám âm đạo, thầy thuốc có thể thấy ngay âm đạo bị viêm đỏ, khí hư ra nhiều, đặc sệt như kem; trên thành âm đạo và nhất là ở các cùng đồ, khí hư đọng lại thành từng cục như cặn sữa.
Điều trị
– Việc điều trị bệnh nấm đường sinh dục tuy không khó khăn lắm, nhưng cũng không đơn giản. Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính, người bệnh sống độc thân hay có gia đình, có thai, đang cho con bú hay không, cách điều trị có thể khác nhau.
– Ví dụ, phụ nữ có thai và đang cho con bú chỉ dùng thuốc tại chỗ như thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi âm hộ và thuốc rửa. Bệnh nhân bình thường dùng thuốc uống kháng nấm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
– Trường hợp kèm thêm viêm âm hộ do nấm thì ngoài thuốc uống sẽ dùng thêm thuốc kháng nấm dạng kem xoa ngoài âm hộ.
– Nếu người bệnh có quan hệ tình dục thì cần điều trị phối hợp cho cả bạn tình tránh tái nhiễm
Biến chứng
– Nếu nhiễm nấm sinh dục đơn thuần do thay đổi môi trường pH âm đạo nhất thời (dùng thuốc đặt âm đạo không đúng, dùng corticoid…) thì nấm sinh dục thường không gây biến chứng gì đặc biệt.
– Trong những trường hợp suy giảm miễn dịch kéo dài, đặc biệt nhiễm HIV/AIDS thì nấm sinh dục có thể lan rộng, kèm theo nấm thực quản, nấm họng, nấm phổi và nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm trùng máu do nấm, có thể gây tử vong.
– Nấm âm đạo không được điều trị tốt sẽ rất dễ bị tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Phòng bệnh
Để phòng ngừa nấm âm đạo, cũng như tránh tái nhiễm cần chú ý những điều sau:
– Mặc quần áo thích hợp trong môi trường nóng ẩm, đồ thoáng, nhẹ, sử dụng đồ lót chất liệu cotton…
– Tránh giao hợp cho đến khi khỏi bệnh hẳn, không giao hợp vào những ngày có kinh nguyệt.Vệ sinh thường xuyên vùng kín và luôn giữ khô thoáng.
– Tránh ngâm mình lâu trong nước, thụt rửa âm đạo
– Không sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc kéo dài.
Viêm âm đạo do nấm là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Điều trị viêm âm đạo do nấm thường không khó, tuy nhiên nếu chế độ phòng bệnh không tốt có thể làm nấm tái phát. Việc điều trị thường kết hợp điều trị cho cả bạn tình nếu như có quan hệ tình dục.
Theo NTD