Những dị tật có thể gặp ở âm hộ, âm đạo

0
2123
Không ít phụ nữ sinh ra với âm đạo hoặc cơ quan sinh sản bất thường. Phần lớn trong số họ không phát hiện và được điều trị sớm nên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt vợ chồng cũng như đời sống tinh thần của chính họ. Điều đáng mừng là mọi bất thường ở vùng kín của chị em hầu hết đều có cách khắc phục tại các bệnh viện có chuyên khoa.

 

 

Một số dị tật ở vùng kín của phụ nữ thường gặp như: màng trinh quá dày, dị tật vách ngăn, không có âm đạo… cực kỳ ảnh hưởng đến hạnh phúc riêng tư, song lại không quá khó khắc phục. 

Màng trinh đóng kín hoặc quá dày

 

Phần lớn màng trinh có một lỗ nhỏ ở giữa, nhưng ở một số phụ nữ các lỗ này chẳng may bị bịt kín, khiến kinh nguyệt không còn lối thoát ra ngoài mà ứ đọng lại trong tử cung, thậm chí có thể chảy ngược vào ổ bụng gây ra những cơn đau bụng dữ dội mỗi khi “đến tháng”. Kèm theo đó là việc bí tiểu, táo bón, chướng bụng, bụng nổi cục, đau đầu, không có kinh khi đến tuổi dậy thì…

 

Với một số người khác thì màng trinh có cấu tạo rất dày, thậm chí dày hơn nhiều lần so với người bình thường. Bì thế khi quan hệ, yêu rất khó để làm rách được lớp màng đó. Cách duy nhất để làm rách lớp màng này là nhờ đến thủ thuật của bác sĩ.

 

Trong dân gian, hiện tượng này thường gọi là “thạch nữ” (tức “cô gái rắn như đá”) còn trong y học thì đây là một dạng dị tật bẩm sinh thường thấy ở bộ phận sinh dục.

 

 

Giải pháp để xử lý dị tật này khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc thủng màng trinh để hút dung dịch máu ứ đọng, sau đó phẫu thuật tạo lỗ cho màng trinh, thông thường là hình chữ “x”

 

Dị tật vách ngăn âm đạo

 

Vách ngăn ngang phần lớn nằm ở đoạn trên của âm đạo. Nhưng nếu chẳng may vị trí vách ngăn này hơi thấp, phạm vi rộng, có thể làm cho âm đạo đóng kín hoặc đóng kín một phần. Điều này khiến việc sinh hoạt tình dục khó khăn, và xuất hiện triệu chứng tương tự như màng trinh bịt kín.

 

Ở trường hợp ít nguy hiểm hơn là, vách ngăn nằm dọc âm đạo, hình thành 2 âm đạo, thậm chí là 2 tử cung hoặc vách ngăn hơi cao vẫn có khả năng thụ thai nhưng gây khó cho việc sinh con hoặc bị rách chảy máu khi quan hệ.

 

Giải pháp: Đối với hai dị tật này, chỉ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn ngang hoặc vách ngăn dọc.

 

Không có âm đạo

 

Đây cũng là một dị tật bẩm sinh đặc biệt. Cách điều trị cho những ca không có âm đạo là tạo hình âm đạo. 

 

Trong trường hợp đoạn âm đạo bị mất dài 6-7cm, không đủ mô âm đạo để khâu nối, các bác sỹ sẽ sử dụng vạt da đùi hoặc một đoạn ruột để làm âm đạo mới, tạo ra đường dẫn. Nếu tử cung và buồng trứng vẫn hoạt động tốt thì những bệnh nhân này vẫn có khả năng sinh sản.

 

 

Hẹp âm hộ

 

Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới gồm có, môi lớn nằm ngoài cùng bao quanh âm hộ, môi nhỏ nằm phía trong bao quanh tiền đình, phía trên tiền đình là âm vật, dưới âm vật là lỗ niệu đạo, dưới lỗ niệu đạo là lỗ âm đạo. Hẹp âm hộ là dạng dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục ngoài, rất hiếm gặp. Mức độ can thiệp còn phụ thuộc vào tính chất của dị tật nghiêm trọng đến đâu. Tuy nhiên, dị tật càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị càng cao.

 

– Hẹp âm hộ do lớp biểu mô của hai môi nhỏ dính vào nhau sẽ rất dễ điều trị nếu được phát hiện sớm, vì hai môi nhỏ dễ tách nhau ra.

 

– Hẹp âm hộ do hai môi nhỏ sát nhập nhau một phần, thường phát hiện muộn, khi người phụ nữ lấy chồng không thể quan hệ tình dục được, hoặc quan hệ khó khăn gây đau đớn, nên mới đi khám bệnh.

 

– Hẹp âm hộ do hai môi nhỏ sát nhập nhau hoàn toàn, thường được phát hiện ở tuổi dậy thì, do kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài, gây đau bụng, tử cung to dần.

 

Giải pháp: đối với vách ngăn âm đạo, cách phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và độ dày mỏng của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm đạo qua tầng sinh môn.

 

Những dị tật có thể gặp ở âm hộ, âm đạo

 

Theo NTD