Rối loạn đông máu khi mang thai

0
235
Bất kỳ một người bình thường nào đều có 12 yếu tố đông máu, các yếu tố này được đánh số thứ tự từ I đến XII (theo chữ viết La Mã). Khi cơ thể con người bị thiếu hụt các yếu tố đông máu, đặc biệt là yếu tố đông máu số VIII hoặc số IX hoặc số XI thì sẽ gây ra bệnh Hemophilia.

Cơ chế đông máu bình thường

 

Hiện tượng cầm máu bình thường dựa vào sự co thắt của các mạch máu, tụ tập của tiểu cầu để phản ứng lại thương tổn của nội mạc mạch  máu, và sự hình thành Fibrin để tạo ra cục máu. Hệ thống này được cân bằng bởi cơ chế tiêu sợi huyết, nó làm mất sợi huyết và phục hồi lại sự thông thoát của mạch máu.

 

Hai cơ chế này bình thường ở trong trạng thái cân bằng động. Do ức chế đông máu được hoạt hóa mỗi khi nội mạc mạch máu bị rách. Hiện tượng tiêu sợi huyết ngăn ngừa tắc mạch ngay khi sự lành lặn của nội mạc được phục hồi, và tiêu đi khung fibrin khi không còn cần thiết tại vùng sửa chữa.

 

Hiện tượng suy giảm hoặc không đông máu có thể xẩy ra theo hai cách:

 

+ Thiếu fibrinogen và các yếu tố khác do sự hình thành một cục máu đông lớn, hoặc nhiều cục máu nhỏ trong lòng mạch. Thường thấy cả hai loại thương tổn này do các thromboplastin của mô lọt vào dòng máu.

 

 

+ Hiện tượng tạo các chất kích hoạt Plasminogen qua mức dẫn đến hiện tượng tiêu bất kỳ cục máu nào đã hình thành.

 

Các hiện tượng này thường tạo ra hai giai đoạn của hội chứng rối loạn đông máu.

 

Giai đoạn1: Bao giờ cùng  có tình trạng thiếu fibrinigen, do bản chất của thương tổn gây ra, để khởi động giai đoạn tiêu sợi huyết.

 

Giai đoạn 2: Là hiện tượng tạo các chất kích hoạt plasminogen đặc biệt dễ xẩy ra trong khi có thai, vì chất kích hoạt Plasminogen có trong tử cung và phổi ở nồng độ cao.

 

Một khi hai giai đoạn này hoạt động thì một biến chứng khác lại xuất hiện do mối tương tác của chúng. Các sản phẩm của tiêu sợi huyết làm rối loạn bước thứ hai và đưa đến tình trạng tạo cục máu đông kém, dễ dẫn đến hiện tượng tiêu sợi huyết hơn. Như thế dẫn đến mọt vòng luẩn quẩn.

 

Hội chứng rối loạn đông máu gây nên chủ yếu do 4 bệnh cảnh trong khi có thai:

 

+ Chẩy máu âm thầm ngẫu biến: Cục máu đông làm mất fibrinigen, tiểu cầu và những yếu tố đông máu khác -> thương tổn TC và bánh rau,thrombolastin và chất kích hoạt plassminogen lọt vào tuần hoàn chung.

 

+ Tắc mạch nước ối: Chỉ có thể chẩn đoán chính xác sau tử vong, khi phát hiện ra chất gây ở thai nhi và các đám tế bào bong trong các mạch máu phổi. Đây là một biến chứng do chọc ối, mổ lấy thai hoặc đôi khi do xoay thai ngoài. Tụy mạch đột ngột kết hợp với nhịp tim nhanh, thở nhanh, tím tái và hạ huyết áp. Nhiều cục nghẽn mạch nhỏ khu trú ở phổi, HA tĩnh mạch, động mạch phổi tăng lên. Nhiều cục fibrin nhỏ trong lòng mạch được hình thành cũng như các cục nghẽn mạch do nước ối. Có lẽ phổi bị tổn thương giải phóng ra fibrinolysin.

 

+ Thai chết lưu:  rối loạn đông máu có thể xẩy ra trong bệnh cảnh này, song chỉ trong trường hợp thai chết lưu còn lại trong Tc ít nhất 1 tháng. Các thromboplastin gây nên các cục máu nghẽn mạch nhỏ, các chất kích hoạt plasminogen được giải phóng từ bánh rau đang thoái hóa của thai nhi.

 

+ Sẩy thai nhiễm khuẩn: Các mô bị hoại tử giải phóng ra nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh cảnh lại còn trầm trọng thêm do sự hiện diện của nhiễm khuẩn.

 

 

Khi người phụ nữ mắc bệnh lý này mang thai thì trong khi mang thai và khi sinh nở sẽ rất có nguy cơ chảy máu khó cầm. Nếu người phụ nữ biết mình bị bệnh thì cần điều trị ổn định trước khi mang thai, khi có thai cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm và theo dõi thường xuyên. Đặc biết những người phụ nữ mắc bệnh lý này cần tránh thai thật tốt để tránh mang thai ngoài ý muốn, vì những người mắc bệnh lý này khi phá thai thì nguy cơ băng huyết là rất lớn và nguy hiểm đến tính mạng.

 

Rối loạn đông máu khi mang thai

 

Theo NTD